“Người Sài Gòn đã sử dụng loại nhạc này và thêm những ảnh hưởng của riêng họ vào nó, không chỉ là nhạc Soul được hát bằng tiếng Việt, mà là nhạc Soul của Việt Nam.”
 
Trong tiếng guitar ảo diệu, hòa quyện nhẹ nhàng với âm nhạc truyền thống Việt Nam, Indy Laville, tay guitar chính và người đàn ông chịu trách nhiệm tạo nên sự kết hợp tuyệt vời này, tiếp tục đánh một đoạn riff khác, khơi dậy những tràng pháo tay giòn giã.
Âm thanh thuần Việt phát ra từ một nhạc cụ trông rất lạ mắt, từ những ngón tay điêu luyện của một người phụ nữ diện một chiếc áo dài màu xanh tuyệt đẹp. Đám đông im lặng như tờ khi bàn tay cô ấy lướt qua nhạc cụ có một dây, trong khi tay kia điều khiển cây gậy giống như chiếc ăng-ten tạo ra những âm thanh kỳ lạ và mê hoặc. Người phụ nữ ấy là Nguyễn Thị Hải Phượng – một huyền thoại trong nền âm nhạc truyền thống Việt Nam, và thứ nhạc cụ cô đang chơi là đàn bầu.
saigon soul revival
Khi giai điệu kỳ lạ đó qua đi, ca sĩ chính Nguyễn Anh Minh ra mắt bài hát tiếp theo với khả năng kiểm soát giọng hát rất tốt, điều mà chỉ có thể thấy ở những ca sĩ có nhiều năm kinh nghiệm. Mọi ánh mắt đều đổ dồn về cô nàng, từng chuyển động nhún nhảy, dệt nên một câu chuyện vượt qua mọi rào cản về ngôn ngữ. 
Bên ngoài căn phòng này là đêm đông lạnh giá ở Hà Nội; nhưng bên trong căn phòng lại là một đêm mùa hè ấm áp vào cuối năm 1960 ở Sài Gòn – vì ban nhạc Saigon Soul Revival đang ở đây. 

Âm nhạc của một thời đã qua

 
“Âm nhạc của chúng tôi là sự kết hợp âm nhạc ở khắp mọi nơi, đó là nhạc Soul, Rock, Funk và R&B.”
Khung cảnh từ một quán cà phê nhỏ nhìn ra Nhà thờ Lớn nổi tiếng ở Hà Nội bên cạnh kiến trúc của những tòa nhà mang âm hưởng Gothic phần nào khớp sứ mệnh của Saigon Soul Revival. Đó là mang thổi luồng gió tươi mới vào âm nhạc cũ. Ý tưởng đầy mơ mộng nhưng lại vô cùng hợp lý.
saigon soul revival
Cuộc trò chuyện với Saigon Soul Revival chẳng thiếu chủ đề gì – từ món bánh mì ngon nhất trong khu phố cổ đến sự khác biệt giữa giao thông của thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô. Tuy thế mà chẳng cần mất thời gian, tay bass Gabby Kaouros, người chơi Keytar Trần Nam Kỳ, và tay trống Nguyễn Hương Bảo đã đều mau chóng trở về say sưa chia sẻ điều họ đam mê nhất, đó là âm nhạc.
Indy bắt đầu câu chuyện: “Âm nhạc của chúng tôi là sự kết hợp âm nhạc ở khắp mọi nơi, đó là nhạc Soul, Rock, Funk và R&B.”
Thủ lĩnh của ban nhạc, Jan thêm vào: “Bạn biết đấy, chuyện gì đã xảy ra vào những năm 60, lính Mỹ đã đến đây và mang theo âm nhạc của họ. Thứ âm nhạc đó đã trở thành xu hướng âm nhạc của một thế hệ.”
“Người Sài Gòn đã sử dụng loại nhạc này và thêm những ảnh hưởng của riêng họ vào nó, không chỉ là nhạc Soul được hát bằng tiếng Việt, mà là nhạc Soul của Việt Nam.”
“Và đó là sự khởi đầu cho loại hình nhạc Soul Sài Gòn”, Indy nói tiếp. “Người Sài Gòn đã sử dụng loại nhạc này và thêm những ảnh hưởng của riêng họ vào nó, không chỉ là nhạc Soul được hát bằng tiếng Việt, mà là nhạc Soul của Việt Nam.” Các thành viên nói về những tâm huyết đặt vào dự án này với sự say mê, hào hứng và phấn khích, điều tưởng như chỉ có thể bắt gặp ở những đứa trẻ. 
saigon soul revival
 
 
Nhạc Soul vẫn còn khá mới mẻ ở Sài Gòn, làm cho Saigon Soul Revival thêm tự hào là ban nhạc duy nhất chơi thể loại âm nhạc có bề dày lịch sử và làm sống lại một loại hình âm nhạc có nguy cơ bị mai một. “Thực sự chúng tôi không biết gì”, Gab Gabby thừa nhận, “Chúng tôi đang ngồi nói về loại nhạc mà chúng tôi muốn tạo ra, và rồi ai đó đã cho chúng tôi xem video YouTube này, về nhạc Soul Sài Gòn.”
Indy mỉm cười trong hồi tưởng và nói thêm, “Đó là hình ảnh một người phụ nữ đang hút thuốc và âm thanh phát ra rất thô và thật, âm thanh đó nghe có vẻ như được ghi lại trong nhà để xe.” Kỳ thêm vào, khẳng định: “Có lẽ là thế!”
 

Họa Âm Xưa – Hành động mạo hiểm kết hợp giữa cái cũ và cái mới

Saigon Soul Revival ấp ủ thứ thanh âm họ hằng theo đuổi khi họ bước vào phòng thu trong một ngày tháng 5 năm 2019. Họa Âm Xưa là kế thừa xứng đáng của âm nhạc Sài Gòn những năm 1960. Sản phẩm cuối cùng là một album mượt mà, trong trẻo, nhưng chân thật trên từng nốt nhạc. Sự cân bằng của những bản cover và các sáng tác gốc, những ảnh hưởng giữa hiện đại và truyền thống khiến album này xứng đáng được phát đi phát lại trên máy phát đĩa.
Điều này cũng là lý do khiến cho Họa Âm Xưa không giống như một album đầu tay, mà là một album thứ hai được mài giũa để tỏa sáng, bằng nhiều suy nghĩ và cống hiến đã được đổ vào. Khi được hỏi về điều này, Gabby nhún vai: “Tôi nghĩ bởi vì chúng tôi luôn nhận thức được rằng ngay từ những ngày đầu, chúng tôi muốn tạo ra một album. Vì vậy, chúng tôi đã suy nghĩ về nó trong ba năm.”
Anh Minh cho biết: “Lúc bắt đầu, chúng tôi chỉ thực hiện các bản cover, vì vậy chúng tôi đã có nhiều thời gian để làm quen với loại âm nhạc này trước khi viết các bài hát của riêng mình.”
“Tôi nghĩ rằng điều đó làm cho chúng ta hiểu rõ hơn về việc những âm thanh cũ nên để vào đâu và những âm thanh mới thì nên cho vào chỗ nào và chúng ta nên kết hợp chúng ở đoạn nào”
“Tôi nghĩ rằng điều đó làm cho chúng ta hiểu rõ hơn về việc những âm thanh cũ nên để vào đâu và những âm thanh mới thì nên cho vào chỗ nào và chúng ta nên kết hợp chúng ở đoạn nào”, Jan nói thêm và những thành viên khác đều gật đầu tán thành. Giai điệu phiên bản Ska của Giây Phút Cuối Tuần, một tác phẩm kinh điển của huyền thoại Mai Lệ Huyền, hay Hào Hoa của rapper người Sài Gòn nổi tiếng Blacka – cả hai đều hòa trộn dễ dàng giữa âm thanh của thành phố Hồ Chí Minh hiện đại với âm thanh của một thời quá khứ xa xưa.

Thanh âm độc đáo được hồi sinh

Sự kết hợp giữa cũ và mới, tiếp nối và xóa bỏ điều gì đó ở thế hệ trước là lý do tại sao họ tự gọi mình là Saigon Soul Revival. Ban nhạc đang thực hiện nhiệm vụ hồi sinh âm nhạc có nguy cơ dần biến mất. Cái tên được chọn không phải là một mánh lới quảng cáo, hay bởi nó nghe có vẻ êm dịu, mà đúng hơn nó như một bản tuyên ngôn.
Bài hát súc tích nhất là bài Tình Nhạc Sỹ, một sáng tác năm 1955 của nhạc sĩ nổi tiếng Minh Kỳ. Điều làm cho bài hát này trở lên đặc biệt là nó chưa bao giờ được ghi lại. Ngay cả khi ban nhạc nhận được sáng tác, nó không có bất kỳ bản nhạc bướm thực sự nào, vì vậy họ đã cùng bắt tay và làm sống lại một bài hát đã chết. Trong không gian nhỏ ấm áp của Sài Gòn ở Hà Nội, khi những nốt cuối cùng trôi vào im lặng, cảm giác khao khát đặc biệt về thời gian và địa điểm được hồi sinh trong một thời gian ngắn, thể hiện niềm vui của tất cả mọi người có cơ hội chứng kiến nỗ lực của năm nhạc sĩ nhiệt huyết.
 
CÂU CHUYỆN
Sáng Tạo
TRò CHUYệN CùNG SơN TINH: NGHệ NHâN PHA CHế RICHIE FAWCETT
“Mình thích Sơn Tinh, vì nó là một sản phẩm thuần Việt. Nó chứng minh rằng chúng ta không phải đi đâu xa để tìm những nguyên liệu tốt. Chúng đang ở ngay đây!”
Giải thưởng
RượU SơN TINH GIàNH 2 HUY CHươNG TạI CUộC THI 50 BEST, NEW YORK, Mỹ
Giải thưởng
GIảI THưởNG QUốC Tế đầU TIêN CủA RượU SơN TINH
Sáng Tạo
TRò CHUYệN CùNG SơN TINH: NGHệ NHâN PHA CHế RICHIE FAWCETT
“Mình thích Sơn Tinh, vì nó là một sản phẩm thuần Việt. Nó chứng minh rằng chúng ta không phải đi đâu xa để tìm những nguyên liệu tốt. Chúng đang ở ngay đây!”
Giải thưởng
Rượu Sơn Tinh giành 2 huy chương tại Cuộc thi 50 Best, New York, Mỹ
Giải thưởng
Giải thưởng quốc tế đầu tiên của Rượu Sơn Tinh