Cái ngột ngạt kinh hoàng của mùa hè đã bắt đầu lụi đi, và dần nhường chỗ cho những cơn gió đầu mùa se se từ phương Bắc tràn về, báo hiệu cho một mùa Đông mới sắp sửa gõ cửa Hà Nội. Mùa đông Hà Nội là thước phim chẳng màu mè, nền nã, cứ lạ kỳ rong ruổi trong tâm trí những người đã từng đi qua nó. Mùa đông Hà Nội mang trong mình nét trầm mặc, đượm chút buồn chẳng vội vơi, đem về những cái lạnh thấu da, thấu thịt, thấu từ con tim xuống dạ dày.

Đi qua mùa Đông Hà Nội cùng Sơn Tinh

Nhưng bạn không cần quá bất an. Sơn Tinh sẽ là chiếc la bàn dẫn lối, không chỉ giữ nhiệt, làm ấm cơ thể để bạn chống chọi với cái rét khắc nghiệt, mà còn giúp bạn khỏi lạc lõng, cùng nhau đi qua từng cung bậc cảm xúc chua cay, mặn ngọt của ẩm thực mùa Đông tại xứ Tràng An này.

LẨU

Hễ cái lạnh mùa đông kéo đến, là những quán lẩu lại tấp nập người ra, kẻ vào, khói bay nghi ngút. Lẩu Việt Nam không có nét đặc trưng cụ thể, nhưng được bù lại bởi sự đa dạng và phong phú trong khâu nguyên liệu và chế biến. Bất cứ ai, tầng lớp nào trong xã hội, từ sang trọng đến bình dân, từ nông thôn trở ra thành phố đều có cho mình một nồi lẩu ngon lành. Người ta tìm đến lẩu, không chỉ bởi hương vị tuyệt vời, mà còn là cái cảm giác nóng hừng hực, háo hức đợi chờ cho những bong bóng phập phồng trong nồi bay lên trắng xoá, gắp tới, gắp lui từng cọng rau, miếng thịt, cà kê chén anh chén chú bên chai rượu Sơn Tinh cay nồng.
Nguyên liệu của một nồi lẩu cơ bản được cấu thành bởi một hoặc nhiều loại thịt khác nhau, đủ đầy rau củ, gia vị, đậu phụ và tất cả những thứ ăn được có thể cho được vào nồi như: mỳ, miến, hải sản,váng đậu. Tuỳ từng vùng miền và sở thích của mỗi người, các thành phần sẽ được gia giảm, thêm thắt khác nhau để có nồi lẩu hợp khẩu vị với người thưởng thức.
Có thể liệt qua một số loại cơ bản như: lẩu đuôi bò, lẩu gà, lẩu ếch, lẩu dê, lẩu hải sản, lẩu Thái, lẩu mắm nêm. Và nhiêu đó vẫn chưa đủ đô với bạn, hãy tìm đến những loại lẩu “đặc biệt” hơn xem sao, chẳng hạn như một nồi lẩu sầu riêng. Nhưng bạn phải chắc chắn rằng mình là kẻ cuồng tín thứ quả này nhé!    
Hãy bắt đầu với một trong những loại lẩu phổ biến nhất ở thủ đô: Lẩu Thái.
Vị cay gắt đậm từ ớt, nhưng được trung hoà lại bởi nước cốt dừa beo béo, hương thơm của lá chanh, sả và các phụ gia khác, tất cả tạo nên một nồi nước dùng lẩu Thái có vị cay đặc trưng chẳng lẫn đi đâu được. Có thêm một chai Sơn Tinh Nếp Phú Lộc đặt cạnh để uống cùng, bạn sẽ chẳng sợ một mùa đông nào nữa.
Nếu đã là tín đồ của các món ếch, bạn sẽ không muốn bỏ qua Lẩu ếch Hà My tại số 70 Ngõ 36 Giang Văn Minh, Ba Đình đâu. Lẩu Ếch Bốp Bin tại 88 Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng cũng là một điểm đến đáng để thử.
Còn nếu bạn thấy có chút hơi run sợ trước những chú ếch béo múp rụp, lẩu gà sẽ là lựa chọn vừa ngon vừa bổ, thẳng tiến đến Nhà Hàng Ngự Miêu – 195 Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Với những kẻ cuồng chân đã ngao ngán với thứ lẩu ở Hà Nội, Đà Lạt và Sa Pa chính là điểm đến thoả mãn đôi chân thèm đi và chiếc miệng thèm ăn. Đà Lạt được thiên nhiên phú cho thời tiết 4 mùa trong một ngày, rau cỏ nơi đây tươi tốt quanh năm, khí hậu ôn hòa, vì vậy mà lẩu ở đây cũng có phần đậm đà và ngon lành hơn những nơi khác. Nếu có dịp, hãy ghé vào Lẩu Bò Thanh Tâm trứ danh tại số 14 Nguyễn Thị Định, Phường 1, Thành phố Đà Lạt. Sa Pa được mệnh danh là Đà Lạt phương Bắc. Địa hình nơi đây có phần hiểm trở và thời tiết có phần khắc nghiệt hơn Đà Lạt. Vào mùa đông, Sa Pa ẩn mình trong làn sương trắng mờ ảo khiến du khách ngỡ mình lạc vào tiên cảnh chốn bồng lai. Đến với Cơm Hoa Đào nức tiếng ở 48, Lê Văn Tám, thị trấn Sa Pa, Lào Cai, tự mình thưởng thức một nồi lẩu cá hồi nóng giữa không khí giá lạnh núi rừng Tây Bắc sẽ cho bạn những trải nghiệm khó quên.

THỊT NƯỚNG

Người xưa có câu: “Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng Mười chưa cười đã tối”. Quả thực, màn đêm dài đằng đẵng của mùa đông cứ như muốn nuốt chửng vạn vật xung quanh nó. Đêm dài hơn dường như cũng khiến cái lạnh buốt thêm. Đấy cũng là lý do tại sao, mỗi lúc màn đêm buông xuống, người Hà Nội thường thích quây quần bên nhau bên bếp lửa bập bùng, lật qua, lật lại vài miếng thịt cháy xém, rít vài chén rượu, cười đùa dăm ba câu chuyện những ngày Hà Nội trở gió này.
Ngồi nướng trên vỉa hè với ghế nhựa, bếp than là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những người không thể chịu được sự ngột ngạt và bí bách trong nhà hàng. Một trong những quán nướng vỉa hè tiêu biểu đóng chốt ở số 10 Lý Văn Phức – nơi mọi người vẫn hay gọi bằng cái tên thân thương: Gà Nướng đường phố. Địa điểm này nức tiếng không chỉ bởi những món gà nướng đa dạng, nêm nếm, tẩm uớp chuẩn xác, mà giá thành còn vô cùng hợp lý. Nói không ngoa, anh chị chủ của số 10 Lý Văn Phức sinh ra để tạo ra những món nướng tuyệt tác. Tất tần tật, từ bò chí gà đều được nướng thơm phức, dậy lên mọi giác quan còn đang muốn ngái ngủ của thực khách, đừng quên gọi thêm bánh mỳ nướng mật ong – kiệt tác đấy!
Với những tín đồ DIY (Do it yourself), hãy tạt qua Nhắng Nướng tại 81 Đại Cồ Việt. Cảnh giác! Vì tôi không chắc bạn có thể tìm thấy đường ra khỏi thiên đường đồ nướng này đâu. Khoảnh khắc ngồi co ro, tự mình lật, trở những miếng thịt nóng thơm phức chẳng gì sánh được trong tiết trời đông lạnh giá này.
Và chắc chắn, mồi ngon phải có rượu bén. Sơn Tinh Mơ Vàng, với vị chua vừa phải, mùi hương thơm nhẹ sẽ là chiếc đòn bẩy vị giác để mọi món nướng trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.
GIÁNG SINH 
Giáng Sinh chưa bao giờ được coi là ngày lễ chính thức ở Việt Nam, nhưng không vì thế mà người dân nơi đây phớt lờ đi sự tồn tại của nó. Trái lại, mỗi dịp cận kề Giáng sinh, dòng người nườm nượp đổ về những con phố ngập tràn bữa tiệc ánh sáng, tiếng chuông nhà thờ ngân vang len lỏi vào từng ngóc ngách trong trái tim của mỗi con người. Giáng sinh, dù ở đâu đi chăng nữa, cũng là dịp để người ta ngồi lại, nắm tay và trao nhau những cái ôm nhau thật chặt. Dù ngoài kia có thể tuyết chẳng rơi, nhưng đâu hề hấn gì với những kẻ đang say trong bản tình ca, với các cặp đôi đang quấn quýt bên nhau, với cả những người đang lắc lư theo giai điệu ẩm thực chạy từ bao tử lên thẳng trái tim.    
Ngoài phố, có cả trăm ông già Nô-en đang cưỡi chú “ngựa sắt” của mình, rảo bánh hối hả trên đường. Rất có thể, một trong số đó đang đem chai Sơn Tinh đến cho bạn đấy! Hãy nhớ rằng Giáng Sinh là dịp mà không ai phải cô đơn. Dù bạn có là cô nhân viên cảm thấy tuyệt vọng dưới cả núi công việc bộn bề đang dở dang, hay là anh chàng mới bị cô gái theo đuổi từ 5 năm trước phũ phàng khước từ lời tỏ tình, là ông bố ngóng chờ những đứa con về nhà, cùng nhau ngồi lại và ăn một bữa như thời ấu thơ, có bị cả thế giới quay lưng chẳng thèm đoái hoài đến cũng đừng nản, vì Sơn Tinh luôn ở đây, ở bên cạnh bạn.
Hãy về nhà, nấu một bữa, bạn chẳng cần một chú gà tây được tỉa tót, nhồi nhét đầy đủ các nguyên liệu như những gì họ hay làm trong ngày lễ này, lạc quan lên vì chí ít bạn cũng có gà để ăn, và Sơn Tinh Minh Mạng trong tay để nhấm nháp cùng (Cho bạn biết một sự thật này: Sơn Tinh Minh Mạng rất hợp với các món gia cầm đấy).
Nhấp một ngụm Sơn Tinh Minh Mạng, dòng chảy cay nóng đang lách qua từ tế bào, xoa dịu nỗi cô đơn, thoái trào những cảm xúc tiêu cực trong con người bạn. Và rồi bạn nhận ra rằng tình yêu đang trang hoàng cho Giáng Sinh những màu sắc diệu vời nhất. Tất cả đang vỗ về, yêu thương, và mong cho bạn những điều tốt đẹp nhất cho một năm mới sắp đến.   

TẾT NGUYÊN ĐÁN

Còn có tên gọi khác là Tết Cả, với mỗi con người đất Việt, Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn nhất trong năm. Bắt nguồn từ việc phân chia một năm thành 24 tiết trời theo lịch âm, Tết là thời điểm kết thúc chu kỳ, là khoảng thời gian chuyển giao giữa Đại Hàn và Lập Xuân. Vì vậy mà thời tiết của những ngày Tết sẽ không ấm hẳn, nếu không muốn nói là vẫn còn giá buốt, tái tê tận óc.
Không khí của ngày Tết Hà Nội xuất hiện rất rõ thông qua một vài hình ảnh rất đặc trưng. Nào là những cô chú chở đằng sau cành đào có cả trăm nụ lộc đang chờ ngày bung tỏa, mùi nhang khói vất vưởng thoảng nhẹ phả vào trong làn sương xuân, phố xá tấp nập kẻ bán người mua hàng hoá bày bán la liệt, hoa trái đầy đường chẳng thiếu dù chỉ một màu. Đây cũng là thời điểm dù ai ở xa, đi xa cũng cố gắng thu xếp để trở về đoàn tụ bên gia đình.
Chính vì mang ý nghĩa to lớn, người dân thường quan niệm mọi thứ làm trong ngày Tết sẽ ảnh hưởng đến cả năm, nên mâm cỗ ngày Tết luôn phải đầy đặn để cầu mong cho một năm đủ đầy, sung túc.
Nói không ngoa, thì mâm cỗ Tết Hà Nội là những gì đại diện tinh tuý nhất cho tinh hoa ẩm thực miền bắc bởi sự đa dạng, trau chuốt tỉ mỉ cả sắc lẫn hương trong từng món ăn. Thông thường, sẽ có 4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn hướng. Các món ăn chính bao gồm: Bánh chưng, dưa hành, gà luộc, giò chả, nem rán, nộm, canh bóng thả.
Hễ có người đến là chủ nhà lại dọn mâm, đem rượu ra để tiếp khách. Và chẳng lẫn đi đâu được, cái mùi rượu nếp Sơn Tinh thơm lừng cả một góc nhà, mùi hương của tuổi thơ những năm tháng nghèo đói chỉ mong mỗi một nồi thịt ngày Tết, mùi của cha chú cụng ly mỗi dịp Tết đến xuân về. Sơn Tinh là hiện thân của những giá trị truyền thống nhất trong sắc tửu của tinh hoa Việt Nam.
Năm kế đây là năm Kỷ Hợi. Tất cả đều mong muốn được ăn, được uống, được may mắn tròn đầy.
 
Tin Tức
RượU THủ CôNG - CHâN Lý NGHệ NHâN CủA SơN TINH
"Hương vị Sơn Tinh hoàn chỉnh sẽ được tạo ra chỉ khi chọn đúng được loại gạo cùng với loại men phù hợp để tạo nên một quá trình lên men chuẩn xác"
Lối sống Việt
ANAN & NHAU NHAU CùNG BếP TRưởNG PETER CườNG FRANKLIN
“[Ẩm thực Việt Nam Mới] không chỉ là những món ăn đương đại, mà phải là những món ăn có giá trị lịch sử, văn hoá và một cách chế biến, cách kết hợp nguyên liệu địa phương đặc trưng."
Giải thưởng
TêN TUổI RượU SơN TINH SảI BướC TớI CHâU Mỹ
Tin Tức
RượU THủ CôNG - CHâN Lý NGHệ NHâN CủA SơN TINH
"Hương vị Sơn Tinh hoàn chỉnh sẽ được tạo ra chỉ khi chọn đúng được loại gạo cùng với loại men phù hợp để tạo nên một quá trình lên men chuẩn xác"
Lối sống Việt
ANAN & NHAU NHAU cùng bếp trưởng Peter Cường Franklin
“[Ẩm thực Việt Nam Mới] không chỉ là những món ăn đương đại, mà phải là những món ăn có giá trị lịch sử, văn hoá và một cách chế biến, cách kết hợp nguyên liệu địa phương đặc trưng."
Giải thưởng
Tên tuổi Rượu Sơn Tinh sải bước tới châu Mỹ