Mẹ thiên nhiên ban tặng cho chúng ta sự sống quý giá nên dù chỉ là những tác động nhỏ của thiên nhiên cũng có ảnh hưởng lớn đến mỗi số phận trên hành tinh này. Chúng ta muốn có sự thay đổi tích cực hơn, nhưng sẽ không có sự đổi thay nào nếu tất cả chúng ta đều tự bằng lòng hoặc chờ đợi một bàn tay của một ai đó. Chúng ta cần phải tự hành động vì lợi ích của chính mình…
 

Thảo Hoàng và dự án đầy tiềm năng “Nói Không với túi nilon”

Nếu được hỏi điều gì đáng nhớ nhất khi tới Singapore, Nhật Bản hoặc châu Âu, chắc hẳn mọi du khách đều thấy ấn tượng bởi môi trường sạch sẽ và trong lành. Và tất cả chúng ta, nếu có thể, đều mong muốn du khách cũng sẽ có cảm nhận tương tự về đất nước Việt Nam yêu dấu này.
Tuy nhiên vấn đề về môi trường dường như đang dần vượt ngoài khả năng giải quyết của những cá nhân đơn lẻ. Phần nhiều trong chúng ta trở lên e ngại không dám hành động, nhưng đâu đó quanh ta vẫn có những tấm gương chói sáng, cho chúng ta niềm tin rằng dù một cá nhân cũng có thể tạo ra sự khác biệt. Đó chính là Thảo Hoàng, nhà hoạt động vì môi trường. Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, Thảo tự cảm thấy cần phải hành động để nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề rác thải nhựa gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho đất nước.
“Môi trường là trách nhiệm của chúng ta vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta. Chúng ta  muốn có sự thay đổi, nhưng sẽ không còn gì để thay đổi nếu tất cả chúng ta đều tự bằng lòng hoặc chờ đợi một ai đó tới và thay đổi giúp. Chúng ta cần phải tự hành động vì lợi ích của chính mình”, Thảo giải thích.  

KHỞI ĐẦU KHIÊM TỐN…

 
“Tôi chỉ muốn tạo lên những giá trị tích cực cho môi trường và cộng đồng.”
Thời gian sinh sống và học thạc sĩ tại Nhật đã giúp Thảo hiểu ra rất nhiều điều. Trong suốt những năm tháng sống tại đây, cô cảm thấy rất thích thú bởi những ý tưởng giúp nâng cao ý thức về môi trường và giảm thiểu chất thải được áp dụng phổ biến khắp nơi. Ví dụ như cửa hàng bán lẻ sẽ đưa ra ưu đãi đối với chai/ hộp đựng tái sử dụng hoặc khách hàng sẽ phải trả thêm tiền để mua túi nilon.
Thảo nhanh chóng nhận ra những tác hại mà túi nilon gây ra cho môi trường trên toàn cầu và cô rất ngạc nhiên trước những số liệu liên quan đến Việt Nam. Việt Nam hiện là một trong hai mươi quốc gia gây ô nhiễm hàng đầu thế giới và đứng thứ tư về chất thải nhựa trên mỗi khối lượng chất thải được đổ xuống đại dương. (link)
Trung bình, công dân Việt Nam tạo ra gần 18.000 tấn chất thải nhựa mỗi ngày. Đây thực sự là một con số đáng kinh ngạc, như đã nêu trong buổi hội thảo do Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tổ chức vào Ngày Trái đất tại Thành phố Hồ Chí Minh năm ngoái. (link)
Chính những con số đáng báo động này đã thúc đẩy Thảo hành động. Cô thành lập trang Facebook Noi ‘Khong’ Voi Tui Nylon (link) vào năm 2016 nhằm mục đích nâng cao nhận thức của người dân về mức độ nghiêm trọng của thảm họa môi trường mà chúng ta đang phải đối mặt. Trang còn cung cấp các đường dẫn tin bài viết, hình ảnh và video liên quan đến chất thải nhựa và tác hại của những chất thải này.
Đây là một nhiệm vụ nói dễ hơn làm. Mặc dù có nhiều nguồn từ các tờ báo và tổ chức nổi tiếng viết về chất thải môi trường, Thảo và nhóm của mình rất khó tìm thấy những tài liệu được viết bằng tiếng Việt. Do đó, nhóm đã phải dành rất nhiều thời gian để dịch các câu chuyện từ các nguồn quốc tế sang tiếng Việt cho người đọc.
Tuy nhiên,  tất cả đã thay đổi vào năm 2018, khi Trung Quốc – nhà nhập khẩu chất thải lớn nhất thế giới, bắt đầu cấm nhập khẩu rác từ nước ngoài. Đây là một nỗ lực để hạn chế vấn đề ô nhiễm của chính họ. Kể từ đó, ngày càng có nhiều bài báo viết về chất thải nhựa bởi vì thế giới đã ngày càng chú ý đến các vấn đề cấp bách này.
Kể từ khi thành lập, trang Facebook Nói “Không” với túi nilon đã phát triển nhanh chóng. Hiện tại, trang fanpage tự hào có hơn 62.000 người theo dõi, rất nhiều người là tình nguyện viên hỗ trợ các vấn đề và giúp quảng bá trang cùng các hoạt động bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, Thảo nhanh chóng nhận ra rằng internet vẫn luôn có hai mặt của nó. “Một số người vẫn để lại bình luận tiêu cực, kém văn minh tại trang, nhưng quan trọng hơn hết, tôi được gặp gỡ với những người có cùng chí hướng, đó là sự hỗ trợ và động lực lớn nhất để tôi tiếp tục. Tôi chỉ muốn tạo lên những giá trị tích cực cho môi trường và cộng đồng.” Thảo tiếp tục chia sẻ: “Thật đáng buồn khi gia đình tôi cũng không ủng hộ tôi. Mọi người bảo tôi đừng làm những việc vô nghĩa không ai làm nữa.”
“Một số người vẫn để lại bình luận tiêu cực, kém văn minh tại trang, nhưng quan trọng hơn hết, tôi được gặp gỡ với những người có cùng chí hướng, đó là sự hỗ trợ và động lực lớn nhất để tôi tiếp tục.”
 

KIẾN TẠO NHỮNG ĐỔI THAY

 
“Sau gần ba năm, rất nhiều cửa hàng vẫn chạy chính sách này. Chúng tôi cũng thấy nhiều cửa hàng cung cấp ưu đãi, bao gồm cả những cửa hàng mà chúng tôi không hợp tác. Đó là một dấu hiệu rất tốt.”
Chỉ trong ba năm, trang Nói “Không” với túi nilon đã vượt ra khỏi giới hạn của Facebook để đưa nhận thức về môi trường vào thế giới thực. Những điều Thảo thấy trong thời gian sống ở Nhật giờ đã được áp dụng tại Hà Nội. Cô đã hợp tác với một số cửa hàng tại Hà Nội để thực hiện chiến dịch “điểm sinh thái” giúp giảm giá cho khách hàng và tính phí cho túi nilon.
“Sau gần ba năm, rất nhiều cửa hàng vẫn chạy chính sách này. Chúng tôi cũng thấy nhiều cửa hàng cung cấp ưu đãi, bao gồm cả những cửa hàng mà chúng tôi không hợp tác. Đó là một dấu hiệu rất tốt”. Thảo nói với vẻ tự hào. Cha mẹ Thảo hiện giờ cũng hiểu ra mục đích tốt đẹp của cô và cũng cố gắng giảm sử dụng túi nilon.
Trang Nói “Không” với túi nilon đã vượt ra khỏi giới hạn của Facebook để đưa nhận thức về môi trường vào thế giới thực.
 

HƯỚNG TỚI MỘT TƯƠNG LAI SẠCH ĐẸP

“Con đường vẫn còn dài, nhưng sau ba năm, tôi có thể nói rằng tôi rất vui với thành quả của mình.”
 
Thực chất có rất nhiều vật liệu thân thiện với môi trường tự nhiên ở một đất nước nhiệt đới như Việt Nam, nên mới đây trang Nói “Không” với túi nilon đã thành công mở một cửa hàng của riêng họ có tên Go Eco Hà Nội.
Ý tưởng là trở thành điểm đến cho các sản phẩm từ đồ dùng cá nhân đến vật dụng gia đình – tất cả đều thân thiện với môi trường. Cửa hàng không sử dụng hộp nhựa để đựng các sản phẩm lỏng hoặc sử dụng cung cấp túi nilon cho khách hàng. Khách hàng đều được khuyến khích mang theo túi của riêng mình hoặc chai lọ rỗng để đựng sản phẩm lỏng. Cửa hàng cũng chấp nhận các hộp đựng cũ đối với những khách hàng không mang theo đồ riêng.
Cửa hàng được ủng hộ nồng nhiệt kể từ khi mở cửa, đặc biệt từ những người yêu lối sống thân thiện với môi trường. Trước khi Go Eco Hà Nội khai trương, nhiều khách hàng có tìm kiếm sản phẩm thân thiện với môi trường phải đi đến nhiều địa điểm khác nhau trong thành phố để mua tất cả những thứ mà họ cần. Giờ đây, Go Eco Hà Nội kết nối một số công ty địa phương để mang đến cho người tiêu dùng nhiều tiện ích và lựa chọn hơn.
Tất cả lợi nhuận từ Go Eco Hà Nội được sử dụng để tài trợ cho các dự án và sự kiện khác của Nói “Không” với túi nilon. “Với mục tiêu phát triển bền vững, chúng tôi cho rằng kinh doanh ở cửa hàng là một cách hay và độc lập để tài trợ cho chính các dự án”. Thảo giải thích: “Nếu so sánh với việc gây quỹ từ các nhà tài trợ, phương pháp này cũng hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường khác tại Việt Nam.”
  Nhu cầu cho một cửa hàng như vậy là có thực. Gần đây, nhóm Nói “Không” với túi nilon được yêu cầu mở thêm nhiều địa điểm khác nữa và áp dụng cùng một mô hình kinh doanh. Cả nhóm hiện đang nghiên cứu các địa điểm thuận lợi nhất cho ​​một cửa hàng. “Con đường vẫn còn dài, nhưng sau ba năm, tôi có thể nói rằng tôi rất vui với thành quả của mình”. Thảo vừa nói vừa suy ngẫm. “Dẫu còn quy mô vẫn còn nhỏ, nhưng tôi tin rằng nếu tất cả cùng chung tay hành động, chúng ta có thể cùng nhau tạo ra những thay đổi lớn lao hơn”.
“Dẫu còn quy mô vẫn còn nhỏ, nhưng tôi tin rằng nếu tất cả cùng chung tay hành động, chúng ta có thể cùng nhau tạo ra những thay đổi lớn lao hơn.”
 
Câu chuyện
Giải thưởng
RượU SơN TINH Là NHà CHưNG CấT CủA NăM TạI CUộC THI NEW YORK INTERNATIONAL SPIRITS 2016
Sáng Tạo
NHữNG SảN PHẩM XANH Vì MộT LốI SốNG XANH
Đối với Sơn Tinh, trách nhiệm với môi trường cũng luôn là điều khiến chúng tôi trăn trở.
Người truyền cảm hứng
Vũ NHậT TâN: "SAY" VớI THể NGHIệM
"Tôi đề cao sự sáng tạo, và đương nhiên là muốn tìm tòi, khám phá thì phải thoát ra các khuôn khổ"
Giải thưởng
RượU SơN TINH Là NHà CHưNG CấT CủA NăM TạI CUộC THI NEW YORK INTERNATIONAL SPIRITS 2016
Sáng Tạo
Những sản phẩm xanh vì một lối sống xanh
Đối với Sơn Tinh, trách nhiệm với môi trường cũng luôn là điều khiến chúng tôi trăn trở.
Người truyền cảm hứng
Vũ Nhật Tân: "Say" Với Thể Nghiệm
"Tôi đề cao sự sáng tạo, và đương nhiên là muốn tìm tòi, khám phá thì phải thoát ra các khuôn khổ"