Mang tình thương với những em nhỏ vùng cao và mong muốn tiếp thêm động lực cho các em trong hành trình “đi tìm cái chữ”, anh Phạm Đình Quý đã dành trọn tâm huyết của mình cho công cuộc xây dựng những mái trường vững chắc tại nơi vùng cao trắc trở. 105 điểm trường vững chắc trong suốt 5 năm qua chính là con số biết nói cho những nỗ lực của anh!
 
“Người dân ở Nậm Luông thực sự rất khó khăn, nghèo đến tăm tối. Vì địa hình hiểm trở mà cuộc sống của họ gần như tách biệt với thế giới bên ngoài.”

Người kỹ sư xây dựng đưa cái chữ về miền núi cao

Anh Phạm Đình Quý là một kỹ sư xây dựng tài ba và đầy nhiệt huyết. Nói về sự nghiệp của mình, anh chia sẻ mình đã phải trải qua gần như mọi thăng trầm, từ thời huy hoàng sở hữu một doanh nghiệp làm ăn phát đạt rồi bỗng trắng tay. Nhưng điều đó chưa từng khiến anh gục ngã mà lại là cơ hội để anh tạo ra một bước ngoặt khác biệt, tìm ra những giá trị cuộc sống mà anh thực sự muốn gắn kết.
Một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất mà anh chia sẻ với chúng tôi là câu chuyện về điểm trường Nậm Luông, nằm ở vùng hẻo lánh tại Hà Giang. Để đến được bản, nhóm của anh phải đi qua con đường đèo dốc chênh vênh, dù chỉ vỏn vẹn chỉ 7km, nhưng mất gần 3 tiếng đồng hồ. Chưa bao giờ, anh chứng kiến một con đường đến trường gian nan hơn như thế. 
Tuy nhiên, điều đó không ngăn anh tiếp tục lao vào hành trình 3 tháng ròng rã vận chuyển từng viên gạch qua con đường khúc khuỷu kia để xây dựng một ngôi trường đúng nghĩa.
“Người dân ở Nậm Luông thực sự rất khó khăn, nghèo đến tăm tối. Vì địa hình hiểm trở mà cuộc sống của họ gần như tách biệt với thế giới bên ngoài. Vào 10 nhà dân thì nhà nào cũng có người bị ốm, nằm liệt giường. Cái chết của họ đơn giản và không ai biết đến. Họ chỉ cố gắng để duy trì cuộc sống đã khó khăn rồi chứ cũng không bao giờ mơ đến việc con cái họ được đến trường tử tế.” – anh Quý chia sẻ.

 
Điểm trường Tiểu học Nậm Luông nằm trên một con dốc cao. Là một ngôi trường xuống cấp, dột nát chỉ với 2 phòng học và một phòng giáo viên, nhưng cũng đầy chắp vá. Mùa đông gió thổi từng cơn, mùa mưa nước lênh láng ngập phòng. Điện không có, cửa cũng không, bàn ghế xuống cấp không đủ tiêu chuẩn cho học sinh ngồi viết.
“Hoàn cảnh sống khó khăn như thế nên nhiều lúc những đứa trẻ được khuyến khích ở nhà lao động, làm nông giúp đỡ gia đình hơn là đến trường. Thậm chí do trường học cách quá xa nên gia đình lại càng ngại cho con đến trường.” – anh Quý nói. Điều này thôi thúc anh phải làm một điều gì đó để giúp đỡ những đứa trẻ ở vùng này.
Nói đến cái duyên để bắt đầu hành trình này. Anh Quý bồi hồi nhớ lại năm 2012, trong một chuyến chở đồ từ thiện cho các em học sinh trường Trung Lý (bản Táo, xã Trung Lý, Mường Lát, Thanh Hóa) lần đầu anh Phạm Đình Quý và bạn bè được chứng kiến công cuộc “tìm chữ” của con em dân tộc cỡ nào khó khăn.
Các em học sinh hầu hết đều là người dân tộc thiểu số Mông, Thái, Mường, Dao, nhà nghèo lại ở rất xa trường, có em ở xa nhất tới 45km đường núi nên hầu hết đều phải ở bán trú, cuối tuần mới về nhà.
Lúc đó một người bạn đã gợi ý cho anh “ông có sẵn cái nghề xây dựng, sao không dùng chính kinh nghiệm của mình để giúp lũ trẻ?”, câu nói đã thổi bùng lên ngọn lửa nghề của người kỹ sư xây dựng này. 
Với quyết tâm và  bản lĩnh, anh Phạm Đình Quý đã cùng bạn bè, các nhà hảo tâm đã xây dựng 105 ngôi trường cho trẻ em miền núi suốt 5 năm qua, dù ban đầu mục tiêu anh đặt ra chỉ là 100. Hành trình này chắc chắn sẽ không dừng lại, anh Quý chia sẻ trong năm 2019 này, anh đã tự đặt mục tiêu 20 đến 40 ngôi trường nữa ở những vùng khó khăn hơn.
“Hoàn cảnh sống khó khăn như thế nên nhiều lúc những đứa trẻ được khuyến khích ở nhà lao động, làm nông giúp đỡ gia đình hơn là đến trường. Thậm chí do trường học cách quá xa nên gia đình lại càng ngại cho con đến trường.”
 
“Không có người dân hỗ trợ vận chuyển nguyên vật liệu, thì với trở ngại là con đường núi nhỏ xe tải chẳng thể vào, thì không biết bao giờ anh mới xây nổi cái trường.”
Bên cạnh đó, xây dựng công trình tại những khu vực địa hình và khí hậu đều khắc nghiệt, yếu tố an toàn luôn là điều được anh Quý chú trọng hàng đầu. “Thời tiết ở các khu vực này hay có bão và sạt lở nên nếu trường học không chắc chắn thì sẽ rất nguy hiểm cho các em. Nhất là khi những ngôi trường cũ chỉ được xây dựng rất sơ sài từ tre nứa.”
Để xây một ngôi trường trên núi cao, khâu nào cũng phải tỉ mỉ và linh hoạt tùy theo địa hình từng vùng, từ khâu tuyển nhân công, chọn nguyên liệu, tính toán chi phi phí anh Quý đều phải tính toán kỹ. Bởi vì có nơi anh có thể thuê được nhân công địa phương, nhưng có những nơi lại phải mang đội thợ của mình, hay việc vận chuyển nguyên liệu vào tận bản trên núi cao cũng là những vấn đề đầy trăn trở. 
Biết được công việc của anh khó khăn và có ý nghĩa quan trọng thế nào, chính quyền các địa phương cũng là những người tạo điều kiện cho anh rất nhiều. “Họ trân trọng công việc của anh vì biết điều này sẽ giúp thay đổi tương lai của những người dân địa phương.”
“Thực tế, để thuyết phục người dân cho con em đến trường, phải cho họ nhìn thấy cái trường to đẹp, con họ được cái bút quyển vở họ mới quý mình, mình mới dễ thuyết phục họ. Ngay cả trong việc xây trường cũng thế, không có người dân hỗ trợ vận chuyển nguyên vật liệu, thì với trở ngại là con đường núi nhỏ xe tải chẳng thể vào, thì không biết bao giờ anh mới xây nổi cái trường.”
 
   
Với hơn 100 điểm trường xây dựng, tương đương số tiền hàng chục tỉ tiền quyên góp của vô số mạnh thường quân, chưa có ai từng nghi ngờ người thợ cả Phạm Đình Quý.
Một trong những lý do người ta tin tưởng giao tiền cho anh xây trường là vì anh luôn công khai mọi khoản chi phí. Với mỗi dự án, anh lại có một bảng tính kê khai mọi hạng mục chi tiết và công khai trên trang cá nhân của mình. Thậm chí đến 5 năm sau, nếu có ai hỏi, anh vẫn sẽ trả lời số tiền ấy được tiêu vào đâu, nhằm mục đích gì. Thế nên người quyên góp tiền cho anh cũng yên tâm mà bà con thì lại càng yêu quý anh vì cái tính bộc trực, rạch ròi, nói là làm đấy.
“Quan trọng nhất vẫn là niềm tin. Mình làm từ thiện thì mình phải giữ được chữ tín. Họ tin tưởng giao tiền vào tay mình thì mình cũng dùng hết cái tâm mà làm sao cho hiệu quả. Anh làm công việc này như thế nào mọi người đều giám sát được hết nên họ nể, họ tín nhiệm mình.”
Thay vì hồi mới bắt đầu vất vả phải vận chuyển bán từng tí nông sản vùng cao một để lấy tiền xây trường, giờ đây anh Quý chỉ cần đưa dự án của mình với những thông tin, hình ảnh cụ thể lên trang Facebook cá nhân Phạm Đình Quý (link) là các nhà hảo tâm sẽ tự tìm đến và giúp đỡ anh.
“Nhiều khi có người gửi cả chục triệu vào tài khoản anh mà chẳng một lời ghi tên, chỉ bảo gửi anh tiền đi đường là biết họ hiểu mình, họ trân trọng mình thế nào. Những lúc như thế thực sự cảm động lắm!”
Bên cạnh đó, nhờ những thành tựu to lớn đã đạt được trong quá trình hoạt động vì cộng đồng, anh Quý đã trở thành tấm gương và nguồn động lực cho các bạn trẻ đang tham gia các hoạt động tình nguyện. Chính vì thế đã có rất nhiều người tìm đến anh để xin lời khuyên để những dự án thiện nguyện có thể đến gần hơn với cộng đồng và bản thân họ cũng mong muốn tìm kiếm thêm nguồn động lực để kiên định với những gì mình đang làm.
“Bạn nên hiểu rõ giá trị của những hoạt động thiện nguyện mà mình đang theo đuổi có giá trị như thế nào đối với cộng đồng và với bản thân bạn. Bởi khi đã hiểu rõ mình và hiểu rõ những gì mình đang làm, bạn sẽ có động lực mạnh mẽ để tiếp tục hành trình.”
Còn đối với anh Quý niềm cảm hứng nào đưa anh “lạc lối” đến những miền núi cao, nơi xa xôi hẻo lánh nhất của đất nước lại đến từ giá trị về giáo dục mà anh muốn mang đến cho những đứa trẻ nơi đây.
“Giáo dục con người là cội nguồn của một xã hội văn minh và phát triển. Bạn có xây một con đường dù có đẹp đến mấy những tri thức của các em không có, nhận thức của người dân không có thì tất cả mọi thứ đều không có giá trị. Chính vì vậy, mình muốn lúc bé các cháu được học, được tiếp nhận tri thức của xã hội và từ đó phát triển đi lên”.
Người kỹ sư Phạm Đình Quý ôm hoài bão lớn và có một cái tâm cao thế nên đèo núi hiểm trở thế nào thì có là gì. Đối với anh, điều quan trọng nhất là ngày nào còn sống, ngày đó anh sẽ còn làm những điều tốt đẹp để chắp cánh tương lai của những đứa trẻ nơi vùng cao!
“Giáo dục con người là cội nguồn của một xã hội văn minh và phát triển. Bạn có xây một con đường dù có đẹp đến mấy những tri thức của các em không có, nhận thức của người dân không có thì tất cả mọi thứ đều không có giá trị. Chính vì vậy, mình muốn lúc bé các cháu được học, được tiếp nhận tri thức của xã hội và từ đó phát triển đi lên.”  
Giải thưởng
RượU SơN TINH Là NHà CHưNG CấT CủA NăM TạI CUộC THI NEW YORK INTERNATIONAL SPIRITS 2013
Ẩm thực
Bí QUYếT Tự LàM MóN KẹO MềM SơN TINH Và NHO KHô Lạ MIệNG
Vậy thì đừng bỏ qua công thức kẹo mềm (fudge) lạ miệng được kết hợp với rượu Sơn Tinh Minh Mạng.
ƯU đãI KHI MUA QUà TếT Từ RượU SơN TINH 2020
Giải thưởng
RượU SơN TINH Là NHà CHưNG CấT CủA NăM TạI CUộC THI NEW YORK INTERNATIONAL SPIRITS 2013
Ẩm thực
Bí quyết tự làm món kẹo mềm Sơn Tinh và nho khô lạ miệng
Vậy thì đừng bỏ qua công thức kẹo mềm (fudge) lạ miệng được kết hợp với rượu Sơn Tinh Minh Mạng.
Ưu đãi khi mua quà Tết từ Rượu Sơn Tinh 2020