Đồ uống có cồn có thể chia làm ba hạng mục chính: đồ uống được ủ lên men(một số loại rượu, bia, rượu sake), rượu chưng cất (whiskey, brandy, vodka) và đồ uống được sản xuất bằng cả hai phương thức trên (rượu mạnh, vermont). Men say châu Á đa dạng ở cả ba hạng mục nhưng điểm chung dễ thấy nhất là nguyên liệu chính thường có hạt gạo.
Khởi nguồn từ vùng Vân Nam – Quý Châu, Trung Quốc, rượu làm từ gạo đã xuất hiện và sản sinh ra những “người anh em” trên các vùng đất nó chạm đến. Mỗi quốc gia có cách biến tấu riêng với gạo và men. Như ở Nhật Bản có quốc tửu là rượu Sake, còn Rượu Việt Nam đang trên đường chinh phục ẩm khách thế giới.
Trung Quốc: Bạch Tửu
Quốc Tửu của Trung Hoa Đại Lục chính là Bạch Tửu, “huynh đệ” gần gũi nhất của rượu Việt Nam.
Kể về nguồn gốc của Bạch Tửu thì lại phải nhắc đến Hoảng Tửu (Huangju), loại rượu có màu vàng, từng được tầng lớp quý tộc ưa chuộng. Trong khi đó, phiên bản rượu đã qua chưng cất là Bạch Tửu thì phổ biến với phụ nữ và nhân dân lao động hơn
Có lẽ vì lý do này nên Bạch Tửu có chỗ đứng hơn hẳn sau sự ra đời của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949. Đây cũng là một trong những loại rượu mạnh được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới, tuy rằng vẫn còn xa lạ ở trong những quán bar.
Nhật Bản: Shochu
Nhật Bản chắc sẽ có Sake, hẳn là nhiều người đã nghĩ như thế. Nhưng thực tế Sake lại không phù hợp để đưa vào danh sách này. Thứ đồ uống này có cách lên men gần giống với bia hơn là một loại rượu mạnh. Và mặc dù Sake nổi tiếng hơn với bạn bè quốc tế, Sochu lại có chỗ đứng trong lòng người dân Nhật hơn.
Sochu được làm từ khoai lang, lúa mạch hoặc gạo lên men, giống như nhiều loại rượu mạnh khác. Khoai lang làm hương vị Sochu trở nên khác biệt hơn hẳn.
Hàn Quốc: Soju
Rượu chưng cất làm từ gạo từng bị cấm trong thời chiến ở Hàn Quốc và luật mới được bãi bỏ từ những năm 1990. Cho đến nay rượu Soju vẫn được làm từ các loại thực phẩm như khoai tây, khoai lang, khoai mì và dĩ nhiên có cả Soju làm từ gạo.
Cộng đồng người Nga còn gọi Soju là “baby vodka” vì sự tương đồng trong hương vị. Soju có nồng độ cồn thấp hơn (vào khoảng 20%) và cũng là loại rượu được ưa chuộng không kém với bạn bè yêu quý văn hóa Hàn.
Nepal: Aila
Từ loại rượu truyền thống của cộng đồng Newari, Aila đã trở thành chất men không thể thiếu trên quầy cocktail ở các thành phố lớn như Pokhara và Kathmandu.
Aila được nấu từ hạt kê hoặc gạo trong những nồi đồng, sau đó trải qua quá trình lên men dài khoảng một tuần trước khi được đựng trong những hũ đựng rất đẹp mắt. Thử dùng lửa đốt, nếu ánh lửa xanh đậm thì chứng tỏ rượu rất ngon.
Cũng giống như nhiều loại rượu khác ở châu Á, Aila nhuốm đậm tinh thần văn hóa của người Nepal, đặc biệt với cộng đồng Newari, nơi có phong tục thờ những vị thần. Thử Aila một lần sẽ làm bạn sẽ nhớ mãi cảm giác chất men nồng ấm chảy chậm xuống thực quản.
Thái Lan: Lao Khao
Lao Khao là cái tên có phần trầm lặng hơn trong các loại rượu châu Á, nhưng điều này không đồng nghĩa thức uống của xứ sở Chùa Vàng có hương vị kém cạnh.
Quốc gia của những buổi tiệc đêm không thể thiếu đặc sản đồ uống có cồn. Lao Khao là rượu chưng cất phổ biến nhất tại đất nước này. Bên cạnh đó có thể kể đến một số loại rượu làm từ cây mía, hoa cây dừa, khoai tây…những nguyên liệu làm nên hương vị đặc trưng chỉ tìm thấy ở đất nước này.
India: Feni
Feni chỉ chính thức là đặc sản của Ấn Độ sau khi tiểu bang Goa được thành lập vào năm 1987. Trước đó, tất cả những chai rượu Feni sản xuất ngoài quốc gia này đều là không hợp pháp.
Theo truyền thống, Feni chỉ được nấu từ những quả táo đã rơi xuống đất. Chúng được dẫm nát, sau đó chưng cất trong nồi đất ba lần. Tuy nhiên, Feni làm từ hạt điều và quả cây cọ lại trở nên phổ biến hơn cả tại quốc gia Tây Á này.
Giống như những người anh em châu Á, nguồn gốc của Feni khá khiêm tốn, là thức uống sau ngày làm việc của dân lao động. Đến nay, mức độ được ưa chuộng của Feni đã tới cả những quầy bar của Mỹ.
Mặc dù vậy, những ẩm khách sành sỏi lại cho rằng Feni sản xuất đại trà không còn giữ được hương vị ngon như nguyên bản. Muốn biết Feni chuẩn vị như thế nào, bạn chỉ có thể tìm thấy ở những gia đình nấu rượu ở Goa.
Việt Nam: Rượu
Rượu Việt xuất hiện sớm nhất từ khoảng thế kỷ 14, ở những gia đình nông dân nuôi lợn. Ngày nay thức uống đầy mê hoặc này có thể tìm thấy ở bất cứ đâu trên đất Việt Nam, từ những quán vỉa hè ngồi ghế nhựa cho đến bên cạnh những chai rượu thượng hạng trên quầy của nghệ nhân pha chế.
Rượu Sơn Tinh luôn hãnh diện vì dòng sản phẩm Rượu thuần Việt được sản xuất bằng quy trình hiện đại nhưng vẫn giữ nguyên hương vị truyền thống, nâng tầm quốc tửu trên bản đồ rượu năm châu.
Philippines: Lambanog
“Nặng đô” hơn cả có lẽ phải kể đến Lambanog, “vodka dừa” của xứ sở Philippines được lên men từ quả dừa hoặc cọ nipa. Nồng độ cồn của loại rượu này có thể lên từ 45% tới 83% sau hai lần chưng cất.
Lịch sử của loại đồ uống có nhiều tranh cãi này bắt nguồn sâu sắc trong văn hóa Philippines thời thuộc địa. Tuba, “tổ tiên” của thức uống này, là một loại rượu cọ bản địa được sử dụng rộng rãi cho việc giải trí và các nghi lễ tôn giáo của các pháp sư Babylon. Chính quyền thực dân Tây Ban Nha thế kỷ 15 dùng công nghệ chưng cất với rượu Tuba biến nó trở thành thứ đồ uống quen thuộc hơn với thời hiện đại.
Lambanog có màu trong hoặc hơi trắng đục, thường được dùng kèm với nho khô để tạo thêm hương vị. Ngày nay các nhà máy chưng cất còn đưa cả xoài, dứa, các loại quả dâu vào quá trình sản xuất để phục vụ thị trường rộng lớn hơn.
Bạn nên mua rượu Lambanog được đóng chai kin, có nhãn mác và đáp ứng quy chuẩn FDA. Lambanog tự nấu có nồng độ cồn methanol cao và không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong vì đồ uống có cồn.
Lào: Lao-Lao
Lao-Lao hay còn được nhiều người gọi là “whiskey gạo” là loại rượu rất phổ biến của đất nước láng giềng chúng ta, có thể tìm thấy ở mọi hộ gia đình từ dưới thung lũng sông nước tới trên cao nguyên.
Trong nhiều thế kỷ, người Lào đã lên men và chưng cất gạo nếp để làm ra Lao-Lao. Rót một chén Lao-Lao vào cuối bữa ăn gia đình gần như đã trở thành một nghi lễ và như một cử chỉ của lòng hiếu khách nồng hậu. Chủ nhà thường sẽ mang ra một chai để đãi khách khi họ đến.
Hương vị Lao-Lao sẽ khác nhau tùy thuộc vào nồng độ cồn, nhưng có thể mô tả chung là ngọt và hơn men như rượu Sake. Thi thoảng người ta sẽ thêm Lao-Lao vào bia cho đậm đà. Du lịch ở Lào cũng sẽ dễ dàng bắt gặp những chai Lao-Lao ngâm nguyên con rắn hoặc bọ cạp, được bán ở các ngôi làng, không dành cho người yếu tim.
CÂU CHUYỆN