Đôi khi, âm nhạc truyền thống Việt Nam có chút sầu buồn khó tả, ẩn chứa những câu chuyện về  sự chia ly do hoàn cảnh cuộc sống, gia đình hoặc chiến tranh. Vậy nên chúng tôi muốn thổi vào âm nhạc truyền thống một làn gió mới tươi vui hơn…
 

Nhóm nhạc Limebócx – cầu nối truyền thống và hiện đại

Để mô tả về Limebócx (link), thật khó tìm ra một từ chính xác định nghĩa âm nhạc của bộ đôi đến từ Hà Nội này. Việc kết hợp những yếu tố hiện đại như trống và bass, beatbox và dub với những câu truyện cổ tích và thơ ca đậm chất truyền thống Việt Nam của Limebócx đã tạo ra một phong cách vô cùng mới mẻ và độc đáo.
Tiên phong trong chủ nghĩa chiết trung, Limebócx gồm hai thành viên. Trang Lê (biệt danh Chuối) vừa là giọng ca chính, vừa đảm nhiệm chơi các nhạc cụ dây. Mỗi khi biểu diễn, Trang gây ngạc nhiên bởi sự đa tài của mình, khi một mình xử lý cả đàn guitar, đàn bass và đàn tranh – một nhạc cụ truyền thống của Việt Nam. Hình ảnh cô đứng trên sân khấu, uyển chuyển, linh hoạt thay đổi các loại nhạc cụ trong suốt bài hát dường như chẳng còn xa lạ với khán giả.
Không kém phần tài năng, mảnh ghép còn lại của nhóm – Nguyễn Huy Tuấn xử lý hầu hết các phần rap và beatbox. Chơi chính trong bộ nhạc cụ gõ, Tuấn sử dụng BOSS RC-505 Loop Station, một thiết bị nhỏ ghi lại từng đoạn trình diễn của nhóm theo thời gian thực. Sau đó, âm thanh được kỹ thuật số hóa, lặp lại, xếp chồng, hòa quyện hoàn hảo các nhạc cụ và giọng hát khác. Các yếu tố này kết tinh lại, tạo nên một bức tranh vô cùng độc đáo giữa bộ gõ và âm thanh mê hoặc.
 

 

TƯ DUY VƯỢT NGOÀI KHUÔN KHỔ

 
“Lúc đầu, chúng tôi chỉ sử dụng những yếu tố đậm chất phương Tây, nhưng sau đó Chuối bắt đầu thêm thắt những vần thơ rất Việt trong các bài hát. Và chúng tôi thấy rằng những vần thơ này giao hòa hoàn hảo đến khó tin với âm nhạc của chúng tôi.”
Ví dụ điển hình thể hiện sự đa dạng trong âm nhạc của Limebócx đó chính là ca khúc Chiều Trù Nhật, hiện đang được nhóm tiến hành thu âm.
Là single đầu tiên nằm trong EP – Đĩa mở rộng sắp phát hành của nhóm, Chiều Trù Nhật là một ca khúc đầy mê hoặc, xao xuyến và ẩn chứa điểm xuất phát cho niềm đam mê âm nhạc của Trang khi ngắm nhìn dòng người qua lại vào một chiều chủ nhật. Bài hát thể hiện trọn vẹn nhạc cảm tuyệt vời của Limebócx.
Tuy nhiên, còn một câu hỏi hóc búa vẫn chưa có lời giải đáp, đó là làm thế nào mà hai tâm hồn nghệ sĩ tài năng này lại tìm thấy nhau và khám phá ra sự pha trộn âm nhạc độc đáo này?
“Ý tưởng này đến hết sức tự nhiên”, Tuấn giải thích, “chúng tôi thành lập nhóm nhạc chỉ đơn giản bởi chúng tôi muốn chơi nhạc cùng nhau. Lúc đầu, chúng tôi chỉ sử dụng những yếu tố đậm chất phương Tây, nhưng sau đó Chuối bắt đầu thêm thắt những vần thơ rất Việt trong các bài hát. Và chúng tôi thấy rằng những vần thơ này giao hòa hoàn hảo đến khó tin với âm nhạc của chúng tôi.”
Bên cạnh yếu tố vần điệu trong ca từ, có thể thấy trong hầu hết các tiết mục nhạc cụ của Limebócx, tiếng đàn tranh thánh thót lại nổi bật hơn tất cả. Ngỡ tưởng nhạc cụ 16 dây truyền thống của âm nhạc dân gian châu Á thế kỷ 13 này dường như không hề phù hợp cho phong cách heavy drum và bass của Limebócx.
Tuy nhiên, Trang chia sẻ về mối duyên đưa cô tới với nhạc cụ trứ danh này: “Tôi từng được tặng quà là một cây đàn tranh cũ. Điều đó thôi thúc tôi học chơi đàn tranh nhưng vì quá khó nên tôi đã tạm dừng từ rất lâu. Chỉ đến khi tôi có cơ hội kết hợp với Tuấn thì tôi mới quay trở lại thử thách mình với loại nhạc cụ này”.
Khi so sánh với các nhạc cụ có dây khác như guitar acoustic hoặc bass, đàn tranh đòi hỏi kỹ thuật và những quy chuẩn khắt khe hơn. Vậy nên dù đã từng học chơi guitar từ trước, nhưng khi học đàn tranh, Trang nhận thấy rằng kiến thức trước đây của cô về các nhạc cụ có dây là điều bất lợi.
“Tôi muốn luyện tập đàn tranh một cách bài bản nhưng một người bạn của tôi, là một người chơi đàn chuyên nghiệp nói với tôi rằng nếu tôi quá nghiêm túc khi luyện tập đàn tranh sẽ thay đổi góc nhìn của tôi theo hướng khác biệt.” Trang giải thích. “Khi đó, tôi sẽ không thể coi đàn tranh như một nhạc cụ cho âm nhạc hiện đại và rồi tôi sẽ mất một thời gian dài để đem đàn tranh thoát khỏi tính truyền thống một lần nữa.”
 
“Chúng tôi thành lập nhóm nhạc chỉ đơn giản bởi chúng tôi muốn chơi nhạc cùng nhau.”

TIẾP NHẬN HÀI HÒA TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI

 
“”Đó là lối hát truyền thống của miền Bắc Việt Nam – khá giống những gì chúng ta hay xem trên TV. Nhưng chúng tôi đã biến tấu một chút, khiến lối hát này trở nên vui tươi, hiện đại và thân thuộc hơn tự như những câu tán gẫu hàng ngày của chúng ta. Nó mang lại cảm giác mới mẻ hơn và ít… não nề hơn.”
Đàn tranh không phải yếu tố cổ truyền duy nhất  Limebócx đưa vào âm nhạc của mình. Mà ngay cả những âm hưởng cổ kính của Ca trù cũng được phối tác hợp lý.
Thông thường, Ca trù truyền thống được trình diễn theo nhóm từ ba người trở lên dưới hình thức đối đáp. Nội dung ca từ thường xoay quanh các chủ đề quen thuộc về gia đình, chiến tranh, tình yêu và những mất mát tinh thần.
Kỹ thuật hát Ca trù được thực hiện bằng cách sử dụng quãng âm nam cao (tenor) và nữ cao (soprano), với giai điệu opera cao vút giúp truyền tải cảm xúc của các nhân vật trong câu chuyện. “Đó là lối hát truyền thống của miền Bắc Việt Nam – khá giống những gì chúng ta hay xem trên TV. Nhưng chúng tôi đã biến tấu một chút, khiến lối hát này trở nên vui tươi, hiện đại và thân thuộc hơn tự như những câu tán gẫu hàng ngày của chúng ta. Nó mang lại cảm giác mới mẻ hơn và ít… não nề hơn”. Trang nói và dừng lại một chút, sau đó cô nhìn qua Tuấn cười phá lên.
Trang nói tiếp: “Đôi khi âm nhạc truyền thống Việt Nam sầu buồn quá. Thường câu chuyện xoay quanh cặp đôi yêu nhau nhưng không thể đến với nhau do cuộc sống chia cách, gia đình ngăn cản hoặc do chiến tranh. Chúng tôi chỉ muốn làm cho nó vui tươi hơn một chút, vì tôi nghĩ giới trẻ sẽ không dễ tiếp nhận Ca trù thuần túy, chính thống. Nhưng tôi thực sự yêu thích Ca trù và tôi muốn đưa nó vào âm nhạc hiện đại.”
Thường xuyên cười đùa với nhau, không hề khó để nhận ra tình cảm đặc biệt giữa Trang và Tuấn, thậm chí có những khi hai người còn nói nốt phần còn lại giúp người kia. Sự tinh nghịch và những câu đùa hài hước không chỉ trong đời sống hàng ngày, mà còn được bộ đôi thể hiện trực tiếp ngay trên sân khấu trình diễn của mình.
Và tình cảm đặc biệt ấy đã giúp họ thăng hoa hơn trong âm nhạc, tạo nên một phong cách âm nhạc cực kì độc đáo và táo bạo. Limebócx không chỉ tiếp thu thành công yếu tố cổ truyền mà còn hòa trộn cực mượt với hiện đại để mang đến sự vui tươi khác lạ và quan trọng nhất, đó là thứ âm nhạc khiến người nghe đều phải nhún nhảy. Họ xứng đáng được ghi nhận với những thành tựu không dễ gì đạt được trong âm nhạc này!
 
“Tôi nghĩ giới trẻ sẽ không dễ tiếp nhận Ca trù thuần túy, chính thống. Nhưng tôi thực sự yêu thích Ca trù và tôi muốn đưa nó vào âm nhạc hiện đại.
Câu chuyện
Sáng Tạo
TRò CHUYệN CùNG SơN TINH: NGHệ NHâN PHA CHế RICHIE FAWCETT
“Mình thích Sơn Tinh, vì nó là một sản phẩm thuần Việt. Nó chứng minh rằng chúng ta không phải đi đâu xa để tìm những nguyên liệu tốt. Chúng đang ở ngay đây!”
Truyền cảm hứng
LAN TOả GIá TRị NGHệ THUậT CùNG MạNG LướI KHáN GIả TíCH CựC PAN
“Giờ đây những người yêu nghệ thuật đã có một cộng đồng mở, nơi bạn có thể tiếp cận với những cơ hội tìm hiểu sâu sắc hơn về nghệ thuật và đưa ra tiếng nói phản biện của riêng mình.”
Sáng Tạo
NHữNG SảN PHẩM XANH Vì MộT LốI SốNG XANH
Đối với Sơn Tinh, trách nhiệm với môi trường cũng luôn là điều khiến chúng tôi trăn trở.
Sáng Tạo
TRò CHUYệN CùNG SơN TINH: NGHệ NHâN PHA CHế RICHIE FAWCETT
“Mình thích Sơn Tinh, vì nó là một sản phẩm thuần Việt. Nó chứng minh rằng chúng ta không phải đi đâu xa để tìm những nguyên liệu tốt. Chúng đang ở ngay đây!”
Truyền cảm hứng
Lan toả giá trị nghệ thuật cùng mạng lưới khán giả tích cực PAN
“Giờ đây những người yêu nghệ thuật đã có một cộng đồng mở, nơi bạn có thể tiếp cận với những cơ hội tìm hiểu sâu sắc hơn về nghệ thuật và đưa ra tiếng nói phản biện của riêng mình.”
Sáng Tạo
Những sản phẩm xanh vì một lối sống xanh
Đối với Sơn Tinh, trách nhiệm với môi trường cũng luôn là điều khiến chúng tôi trăn trở.