Bước vào thế giới âm nhạc qua thể loại giao hưởng, thính phòng đầy tính cổ điển gắn với những nghiêm luật chặt chẽ, nhạc sĩ Vũ Nhật Tân đã mở lối đi riêng trên một con đường thênh thang mà rất vắng bóng người mang tên Đương đại – Thể nghiệm. Hàng chục năm trôi qua, anh vẫn cần mẫn trên con đường ấy cùng ngọn lửa khát vọng chưa bao giờ tắt, chỉ để thỏa lòng đam mê sáng tạo nghệ thuật…

Vũ Nhật Tân và hành trình âm nhạc thể nghiệm

Cuộc chinh phục đường vòng

Hẹn gặp Sơn Tinh tại một quán cà phê đầy hơi hưởng cũ kỹ trong căn ngõ nhỏ sát Nhạc viện Hà Nội, Vũ Nhật Tân diện dép tông, quần kaki và chiếc áo phông màu chàm giản dị, cặp mắt hiền nhưng lúc nào cũng ánh lên nét cương nghị.
Đằng sau bộ dạng chân chất ấy, là người nhạc sĩ đã bạo gan xáo tung những giai điệu du dương của nhạc thính phòng, bằng những âm thanh chát chúa của đường phố, của những xoong, nồi, bát đĩa, thậm chí cả những tiếng khoan cắt bê tông đến lộng óc.
“Thực ra những nguyên tắc cơ bản khi học ở trường lớp thì nước ngoài hay ở ta đều vậy, nhưng khi đã nắm vững rồi thì ta có toàn quyền để sáng tác theo ý đồ cá nhân mình. Tôi đề cao sự sáng tạo, và đương nhiên là muốn tìm tòi, khám phá thì phải thoát ra các khuôn khổ” – anh giải thích về thể loại nhạc Đương đại/thể nghiệm mà mình đang theo đuổi.
Cái giá cho việc muốn bứt ra ngoài khuôn khổ với một dòng nhạc kén người nghe, đã khiến anh phải đi đường vòng trên con đường tìm kiếm khán giả, một vòng rất xa.
“Tôi đề cao sự sáng tạo, và đương nhiên là muốn tìm tòi, khám phá thì phải thoát ra các khuôn khổ”
Lạ rằng, những tác phẩm rất chói tai của anh, nào là Bứng, Vạc, Cổm, Xốm (thật ra là tên các làng, xóm thuần Việt) lại được các bạn nước ngoài thích thú, còn trong nước không phát hành nổi.
Khi không có được sự tiếp nhận của công chúng hay sự hỗ trợ của thị trường nội địa, anh buộc phải tìm đến vùng đất khác để công bố tác phẩm của mình. Phải đến khi những âm thanh mà nhiều người cho là “hỗn độn”, “ngang phè phè” của Vũ Nhật Tân vang lên ở những sân khấu uy tín của âm nhạc thế giới, như Lễ hội Roaring Hoofs (Ulan Bator, 2000), Lễ hội Louisiana về âm nhạc hiện đại (Barton Rouge, 2002), Lễ hội Âm nhạc Thể nghiệm (Perth, 2003), Lễ hội Âm nhạc Đương đại Châu Á (Tokyo, 2004), thì anh mới dần được công nhận ở… trong nước, và bắt đầu được xuất hiện trong những chương trình âm nhạc lớn.
Tâm sự về điều này, anh thừa nhận: “Cái chính là quan điểm, thái độ của con người đối với nghệ thuật. Chưa nói tới phương Tây, ngay cả một số nước châu Á như Nhật, Hàn, Singapore…, khi họ thấy một cái gì đó sáng tạo, khác với quy tắc thông thường, thì họ luôn chào đón và muốn tìm hiểu. Đây là tư duy khác hẳn so với phản ứng tiêu cực của nhiều người ở ta với những thứ đi trái ‘chuẩn mực’. Chính sự cởi mở trong tiếp nhận đã giúp họ có những nền tảng vững chắc, phát triển nhanh và mạnh.”

Khởi đầu một trào lưu mới

Trong suy nghĩ của những người nghệ sĩ như Vũ Nhật Tân, yếu tố kinh tế, lợi nhuận của tác phẩm luôn được coi là thứ yếu. Điều này đồng nghĩa với thiệt thòi nhiều mặt. Đổi lại, anh được tung tăng dạo chơi trong khung trời nghệ thuật riêng để đến với tận cùng đam mê của mình, nhu cầu mà chỉ có những tâm hồn nghệ sĩ mới cảm nhận được.
Vũ Nhật Tân tâm sự thẳng thắn: “Tôi không quan tâm đến những sản phẩm âm nhạc sản xuất hàng loạt vẫn quen gọi là nhạc thị trường. Đó là một phần của nền công nghiệp giải trí và thước đo là tiền thu về”.
Với anh, “Mỗi tác phẩm âm nhạc là một sự sáng tạo. Và âm nhạc đương đại/thể nghiệm là thế giới mà những cảm xúc của nghệ sĩ có thể biểu đạt ở mức độ cao nhất, đầy đủ hơn cả”. Thấm thoắt cũng đã hơn mười năm kể từ khi thực hiện dự án âm nhạc Tiếng ồn (Noise music), trong đó anh đã trực tiếp thu âm và pha trộn đủ các âm thanh từ tiếng còi xe, tắc đường, tiếng động cơ ồn ã náo nhiệt lẫn những tiếng khoan, đục, máy bơm đủ kiểu… rồi cho ra một ly cocktail âm nhạc mà theo anh còn nặng hơn cả heavy metal.
Nói về khán giả, ánh mắt anh tỏ rõ sự vui vẻ: “Đã có những khán giả biết và bắt đầu thích dòng nhạc này. Gần đây chúng tôi thành lập nhóm Nhạc mới Hà Nội, chuyên chơi những tác phẩm âm nhạc đương đại của Việt Nam hoặc châu Á. Hiện nhóm cũng có những thành công nhất định, có khán giả riêng.”
Con đường âm nhạc vắng vẻ mà Vũ Nhật Tân đã khai phá đang dần lan tỏa. Giờ đây, bên anh đã có những người bạn, những nghệ sĩ dấn thân cùng anh chia sẻ khó khăn, niềm đam mê, cùng thực hiện các dự án phổ biến nhạc đương đại ở Việt Nam. Họ vẫn miệt mài rong ruổi cuộc chinh phục, bằng động cơ đam mê, khát vọng không bao giờ cạn kiệt.
“Mỗi tác phẩm âm nhạc là một sự sáng tạo. Và âm nhạc đương đại/thể nghiệm là thế giới mà những cảm xúc của nghệ sĩ có thể biểu đạt ở mức độ cao nhất, đầy đủ hơn cả”
Chuyện về những kẻ vẫn đang đi tìm” là một chuỗi các bài viết của Sơn Tinh, nhằm vinh danh những con người mang trong mình tinh thần của rượu – một tinh thần bạo gan, liều lĩnh, ương bướng và nhiệt huyết. Đây là những con người không và sẽ không tự thỏa mãn với hiện tại của mình, cho đến khi họ tìm đến cái đích mà bản thân đã đặt ra. Những con người thực sự mang trong mình cái máu lửa của rượu.
Lối sống
HOUSE OF BABAARD - THáNH địA DàNH CHO CáC QUý ôNG
“Nhiệm vụ của chúng tôi ở đây là mang đến cho khách hàng những kiểu tóc cổ điển đẹp nhất, lịch lãm nhất”
Truyền cảm hứng
GIAN DON - TừNG BướC NHỏ VớI THờI TRANG BềN VữNG
Với các sản phẩm từ vải tự nhiên, Gian Don là một nhãn hiệu thời trang được yêu thích bởi rất nhiều người dân Hà thành.
Tinh thần Sơn Tinh
GIáM đốC SáNG TạO NGUYễN QUốC HOàNG ANH, NGườI GIữ LửA VăN HóA TRêN CUNG đườNG
Lối sống
HOUSE OF BABAARD - THáNH địA DàNH CHO CáC QUý ôNG
“Nhiệm vụ của chúng tôi ở đây là mang đến cho khách hàng những kiểu tóc cổ điển đẹp nhất, lịch lãm nhất”
Truyền cảm hứng
Gian Don - từng bước nhỏ với thời trang bền vững
Với các sản phẩm từ vải tự nhiên, Gian Don là một nhãn hiệu thời trang được yêu thích bởi rất nhiều người dân Hà thành.
Tinh thần Sơn Tinh
Giám đốc sáng tạo Nguyễn Quốc Hoàng Anh, người giữ lửa văn hóa trên cung đường