Đoạn bờ vở sông Hồng dài 200m, khu sân sau bị bỏ quên của Hà Thành đã kịp có diện mạo mới nhân dịp Xuân về. Nơi đây bỗng khang trang, sạch đẹp hơn hẳn nhờ 16 tác phẩm nghệ thuật đương đại đến từ các nghệ sĩ trong và ngoài nước.

“Phúc Tân là khu sân sau bị bỏ quên của Hà Thành”

Nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn, giám tuyển của dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân đã nói như vậy về địa điểm sắp đặt những tác phẩm lần này.
Không xa trung tâm thủ đô, nơi dự án lựa chọn là một đoạn bờ sông Hồng nằm ngay gần kề khu phố cổ. Từ đó, nhìn sang một phía là cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử và phía bên kia là cầu Chương Dương.
Địa thế không hề tồi so với bất cứ khu vực đắt đỏ nào ở thủ đô. Mỗi sáng thức dậy, người dân nơi đây lại được phóng tầm mắt về hướng những cây cầu để đón bình minh rực rỡ. Tiếc rằng, nơi đây lại gần cửa ngõ buôn bán của thành phố, dân tứ xứ tập trung khắp nơi tập trung về đây nên đã hình thành cộng đồng dân cư khá phức tạp. Cảnh quang đẹp nhưng cũng không tránh khỏi sự xuất hiện của những bãi phế thải tự phát. Dù rằng đã được dọn dẹp thoáng đáng hơn nhưng người ta vẫn quen gọi là “bãi rác Phúc Tân”.

Đưa nghệ thuật đương đại tới bờ vở sông Hồng

Dự án nghệ thuật cộng đồng ở Phúc Tân được hoàn thành từ tháng 2/2020. Tuy nhiên, theo một số người dân địa phương, đây không phải nỗ lực đầu tiên của chính quyền nhằm cải tạo diện mạo ven sông: “Mấy dự án như thế này hình như cũng phải xuất hiện từ những năm 80 rồi ấy”, một đôi vợ chồng có gốc gác ở đây, làm nghề buôn bán nhỏ, khẳng định.
Cũng không có gì làm lạ khi người ta nhìn thấy tiềm năng ở nơi đây. Đi qua những con ngõ nhỏ là khoảng trời ngập ánh sáng với con sông chảy dài trước mặt. Một sân chơi đúng nghĩa đang chờ được khám phá.
Tuy nhiên, chỉ đến khoảng đầu năm 2020, dự án nghệ thuật cộng đồng ở Phúc Tân mới thực sự có dấu ấn. 16 tác phẩm nghệ thuật được sắp đặt trên đoạn bờ vở dài 200m, sáng tạo bởi các nghệ sĩ đến từ Tây Ban Nha, Australia và Việt Nam.
“Nghệ thuật đương đại vốn gần gũi với đời sống hơn nhiều người vẫn nghĩ” là thông điệp xuyên suốt dự án, theo nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn chia sẻ. Các tác phẩm tập trung khắc họa văn hóa, phong tục tập quán thuần Việt, đặc biệt mô tả nề nếp của người dân sinh sống ở vùng đất Thăng Long Kẻ Chợ. Tác phẩm “Xẩm tàu điện” của nghệ sĩ Phạm Khắc Quang tái hiện hình ảnh người hát rong từng xuất hiện ở góc phố xưa hay “Phản chiếu song hành” của nghệ sĩ Cấn Văn n là con thuyền được sáng tạo bằng 5000 mảnh gương, gợi ký ức về con thuyền xuôi ngược mùa nước lũ.
Bên cạnh đó, các nghệ sĩ cũng không quên gửi gắm lời kêu gọi vì môi trường thông qua dự án. Mọi tác phẩm đều được thi công để bảo đảm độ bền bỉ và vững chãi trong vòng từ 3 – 5 năm. Một số sử dụng nguyên liệu là đồ tái chế như vỏ chai nhựa, mảnh kính, gương vỡ, thùng phuy cũ, ống bô xả…được thu gom từ chính khu vực này hoặc ở một số điểm trong thành phố. Ý tưởng cũng đến từ chính địa điểm “bãi rác” Phúc Tân. Không chỉ mong muốn thay đổi diện mạo thành phố, nhóm tác giả hi vọng sẽ tác động đến ý thức, suy nghĩ của người dân sinh sống ở nơi này.

Sân sau không còn bị bỏ quên

Gõ từ khóa “dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân” trên Google, có thể thấy hàng loạt bài viết xoay quanh sự xuất hiện của những mảng màu mới mẻ bên bờ sông Hồng. Đa phần đều dành những lời khen dành cho nhóm tác giả đã tâm huyết thực hiện dự án cực kỳ ý nghĩa.
Trên mạng xã hội, hình ảnh của con thuyền được ghép dựng từ 10.000 vỏ chai nhựa hay “Rồng đỏ sông Hồng” cũng góp mặt trên bức ảnh của nhiều bạn trẻ. Các tác phẩm vô tình trở thành background chụp hình cực chất. Đến thăm nơi đây trong một buổi sáng có thể bắt gặp một số bạn cầm máy ghi lại khoảnh khắc, tranh thủ trong mấy ngày được nghỉ học chống dịch này.
Nét đẹp của nghệ thuật nằm ở những thông điệp rất đời thường và đó là điều dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân đang làm rất tốt. Nhóm tác giả cũng đã từng gây được tiếng vang với phố bích họa Phùng Hưng, hứa hẹn trong tương lai sẽ có thêm nhiều dự án ý nghĩa, làm đẹp cho thủ đô.
CÂU CHUYỆN
Sáng tạo cùng Rượu
THử THáCH LàM COCKTAIL Vị VảI
"Trong thử thách này, anh đã thể hiện sự tài tình và kinh nghiệm chỉ có thể có được từ một thập kỉ pha chế chuyên nghiệp"
Giải thưởng
RượU SơN TINH đạT 3 HUY CHươNG VàNG TạI WORLD SPIRITS AWARDS 2012
Người truyền cảm hứng
PHạM ĐìNH QUý - NGườI THắP SáNG ướC Mơ đếN TRườNG CHO TRẻ VùNG CAO
"Mình muốn lúc bé các cháu được học, được tiếp nhận tri thức của xã hội và từ đó phát triển đi lên."
Sáng tạo cùng Rượu
THử THáCH LàM COCKTAIL Vị VảI
"Trong thử thách này, anh đã thể hiện sự tài tình và kinh nghiệm chỉ có thể có được từ một thập kỉ pha chế chuyên nghiệp"
Giải thưởng
Rượu Sơn Tinh đạt 3 huy chương Vàng tại World Spirits Awards 2012
Người truyền cảm hứng
Phạm Đình Quý - người thắp sáng ước mơ đến trường cho trẻ vùng cao
"Mình muốn lúc bé các cháu được học, được tiếp nhận tri thức của xã hội và từ đó phát triển đi lên."