Cầu Long Biên: Nối dài lịch sử
Tôi có thể cảm thấy điều này khi băng qua đường và tay đặt lên khung rầm bằng sắt của cây cầu; khi tôi leo qua mỗi thanh xà ngang và hướng tới đỉnh nóc của cầu; hay khi cảm thấy toàn bộ cấu trúc của cầu rung lên lúc một đoàn tàu chạy qua phía dưới.
Tôi không đơn độc. Jean Verly, người đàn ông đang điều hành cộng đồng leo núi thể thao Vietclimb, cũng đồng hành với tôi. Chúng tôi lách mình qua các khoảng trống. Sức hút của việc leo lên đỉnh của cầu Long Biên quá lớn để cưỡng lại. Nó không chỉ đơn thuần là những thách thức của một môn thể thao mà còn bởi vẻ đẹp của thành phố – với đam mê dành cho nhiếp ảnh và một cảm giác gắn kết với một thứ gì đó mang tính biểu tượng.
Khi chúng tôi còn khoảng nửa đường nữa tới được đỉnh cầu, mọi người vẫn tiếp tục chạy xe qua lại phía dưới và không nhận ra chúng tôi đang làm gì. “Cậu phải lách qua các khoảng trống để leo lên,” tôi nhắc Jean, vẫn đang theo sát phía sau. Chúng tôi lách qua khoảng trống trước khi tới được một thanh rầm dốc, dẫn lên đỉnh cầu. Tôi thoáng cảm thấy giật mình khi nhận ra Jean gần như suýt hụt chân. Khi lên tới đỉnh cầu, chúng tôi cách mặt nước ít nhất khoảng 40m.
Những con tàu đi lại phía dưới, chở nặng hàng hoá tới mức có cảm giác như những con sóng chỉ chực nhấn chìm chúng vào lòng con sông Cái. Một vài người đàn ông đang bơi trên sông, với những chiếc chai bằng nhựa dùng làm phao. Những người phụ nữ đội nón bán ngô nướng cho những người qua lại. Dường như chẳng ai quan tâm tới việc chúng tôi đang ở đó.
Chúng tôi tạm dừng lại để nghỉ ngơi đôi chút và nghĩ thêm về thách thức mà mình đang đối mặt. Tôi nghĩ về trào lưu thám hiểm những địa điểm bỏ hoang của thành phố: Các hầm mộ của Paris, những tòa nhà chọc trời của London và Hong Kong, những thành phố ít người biết ở Mỹ và Nhật. Tôi không biết trào lưu này đã tới Việt Nam hay chưa. Jean cho biết: “Phong trào cũng chỉ mới bắt đầu ở Việt Nam. Chủ yếu ở Sài Gòn và Hà Nội. Nhưng tôi cho rằng một trong những điều tốt đẹp ở đây là ở Việt Nam không có nhiều máy quay giám sát như ở London nên việc bạn thám hiểm thành phố ở Việt Nam không có quá nhiều rào cản.”
Điều này khá rõ từ hành trình của chúng tôi. Giờ tôi đang ở đây, phía trên cao của cây cầu, dễ dàng cảm nhận tầm vóc của công trình. Cầu được xây vào năm 1902 và từng là một trong những cây cầu dài nhất châu Á vào thời điểm đó. Và điều này đúng với câu nói quen thuộc của người Pháp: “Chúng tôi đến đây để ở lại.” Cây cầu nguyên bản đã bị phá hủy nặng nề bởi những trận bom của quân đội Mỹ, khiến một số người gọi nó là con “rồng bệnh”. Hiện nay, cây cầu là một thắng cảnh quen thuộc những người yêu nhau thường đến để ngắm cảnh hoàng hôn; và là nơi mà những người yêu thích thể thao mạo hiểm như chúng tôi tới để chinh phục.
“Hiện nay, cây cầu là một thắng cảnh quen thuộc những người yêu nhau thường đến để ngắm cảnh hoàng hôn; và là nơi mà những người yêu thích thể thao mạo hiểm như chúng tôi tới để chinh phục”
“Bạn buộc phải kiểm soát được nỗi sợ hãi và cố gắng tập trung vào việc leo qua các thanh giằng và rầm. Chính điều này sẽ mang tới cho bạn những điều thú vị trong khi leo lên đỉnh cầu”
Tôi chợt nhận ra rằng, lúc này đây, khi đang ở trên đỉnh của cầu Long Biên, chúng tôi đang cách mặt nước khoảng 30m. Ý tưởng thả mình xuống làn nước đỏ nặng phù sa phía dưới từ độ cao này khá là điên rồ. Jean dường như nhận ra sự lo lắng của tôi, cậu nói: “Thông thường, bạn sẽ cảm thấy sợ hãi. Nhưng chính điều này sẽ đòi hỏi bạn một tư duy khác. Bạn buộc phải kiểm soát được nỗi sợ hãi và cố gắng tập trung vào việc leo qua các thanh giằng và rầm. Chính điều này sẽ mang tới cho bạn những điều thú vị trong khi leo lên đỉnh cầu.”
Tôi định hỏi Jean về việc chụp những bức ảnh treo mình giữa những thanh rầm thì nhận ra chúng tôi đã bỏ lỡ một điều gì đó rất quan trọng. Chúng tôi đã chụp ảnh cả buổi sáng nhưng lại quên chụp những bức “người hùng thám hiểm” vốn rất được ưa chuộng trong trào lưu thám hiểm thành phố (urbex). Tôi nói với Jean và quay trở lại đoạn dốc. Tôi lùi xuống đoạn các thanh nối bắt chéo và đến phần rìa của cây cầu.
Nhìn lên phía trên, tôi có thể thấy Jean vẫn đứng đó, như một pho tượng giữa mây trời, hoàn hảo cho những bức hình.
Với một số người, Jean có vẻ hoặc đang muốn tự tử hoặc quá liều lĩnh – tất cả phụ thuộc vào quan điểm của họ đối với những môn thể thao mạo hiểm. Những người tham gia thể thao mạo hiểm hoặc trào lưu khám phá những địa điểm bỏ hoang trong thành phố vì những lý do rất khác nhau. Có người chỉ vì thích thú. Có người vì muốn thể hiện một quan điểm và hi vọng thay đổi một điều gì đó. Bạn có thể sẽ muốn tham gia nhưng hầu hết thì không. Tuy nhiên, chẳng phải cuộc sống sẽ thú vị hơn nếu có thêm chút gia vị của sự mạo hiểm. Vậy thì điều gì đang ngăn cản bạn?
Bạn sẽ biết khi bạn cần đưa ra quyết định.
Câu chuyện