Rượu Việt Bước Đầu Chinh Phục Thị Trường Mỹ
Tại sao rượu Việt Nam xứng đáng một vị trí riêng trên bản đồ thức uống có cồn quốc tế?
Yêu và ngẫm nhiều về Rượu Việt Nam cùng những hương vị độc đáo của đất nước này, Markus – chủ thương hiệu Sơn Tinh luôn mong muốn mang món đồ uống tuyệt vời này đến với bè bạn toàn cầu. Ở Việt Nam, “Rượu” là một phạm trù bao gồm hầu hết đồ uống có nồng độ cồn cao, nhưng Markus cho rằng, nguyên thể của “Rượu” – mà hiện nay người Việt gọi là rượu ta, rượu gạo, rượu quốc lủi – là một loại đồ uống xứng đáng có được tên gọi riêng trên thị trường quốc tế.
Từ bao đời nay, những mẻ rượu ngon thường được sản xuất từ những người ủ rượu lâu năm nhỏ lẻ, công thức gia truyền và chỉ được truyền miệng trong địa phương.
Những cách ủ rượu này thường chỉ sản xuất được với số lượng rất nhỏ và sử dụng công cụ thô sơ, truyền thống, khiến cho chính những mẻ rượu được sản xuất ra, dù được đánh giá là ngon nhưng chất lượng không được đồng đều. Cũng bởi sự nhỏ lẻ này, việc kiểm soát sự an
toàn của Rượu cũng bị hạn chế khá nhiều và ít người ủ rượu nghĩ đến chuyện phát triển công thức ủ của mình thành thương hiệu lớn.
Bên cạnh đó, khá nhiều thương hiệu Rượu Việt cũng đang nhen nhóm đầu tư, nhưng lại thường tập trung vào sản xuất Vodka, hoặc ít nhiều lại thiếu kinh nghiệm và chiến lược cho phát triển trên trường quốc tế khiến cho tên tuổi của Rượu Việt lại càng bị hạn chế.
Vì những lý do này, Rượu Việt chưa có được sự công nhận xứng đáng của thế giới cho đến những năm gần đây.
Năm 2014, khi mà hạng mục dành cho Rượu (Ruou) được lập ra tại giải thưởng Asian Spirit Master, sau 1 quãng đường dài, Sơn Tinh đã tự khẳng định rằng Rượu Việt đã không còn là một “người chơi ngoài cuộc”, mà đang dần trở thành một “người tiên phong” trong việc tạo ra một lĩnh vực đồ uống có cồn mới.
Tinh thần Sơn Tinh
Giải thưởng
Các bài viết tương tự |
Rượu truyền thống đã bắt đầu được Mỹ nhập khẩu đều đặn
Mỹ luôn là một thị trường khó tính, đặc biệt với truyền thống được du nhập từ khắp nơi trên thế giới, cách sử dụng rượu của người Mỹ luôn đòi hỏi sản phẩm phải ở một đẳng cấp nhất định. Không chỉ vậy, những nhà nhập khẩu rượu tại Mỹ cũng là một trong những người
có yêu cầu cao và khó tiếp cận.
Tin vui đã đến khi Rượu Sơn Tinh chinh phục được Mint Ventures LLC, một nhà nhập khẩu rượu tại Mỹ.
Trong năm vừa qua, hơn 10,000 chai Sơn Tinh đã lên đường xuất xưởng đến đất Mỹ với 6 vị nổi bật là Nếp Phú Lộc, Nếp Cẩm, Chanh Leo, Mơ Vàng, Nhất Dạ và Táo Mèo. Đây là thành công rất lớn của đồ uống có cồn Việt. Rượu Việt cuối cùng đã có được sự tin tưởng, và mức độ nhận biết nhất định qua một nhà nhập khẩu có mạng lưới rộng khắp như Mint Ventures LLC.
Nhiều cơ hội trong tương lai cho Sơn Tinh nói riêng và Rượu Việt nói chung đã được mở ra từ đây.
Bước đầu quảng bá rượu Việt Nam trên đất Mỹ
Từ khi tìm được nhà nhập khẩu, Rượu Việt đang dần tạo nên chỗ đứng của mình tại các sự kiện về đồ uống có cồn khắp thế giới.
Trong nhiều năm liên tiếp, Sơn Tinh đã đại diện cho Rượu Việt tại thị trường quốc tế và nhận được rất nhiều những giải thưởng lớn như International Wine & Spirit Competition, UK (2011) với lời nhận xét có cánh dành cho Sơn Tinh Táo Mèo: “Một hương vị giàu có với chất cay nồng nàn đẹp kỳ lạ, đặc biệt với chút vị gừng tạo cảm giác ngon đầy kích thích khám phá nơi vòm miệng mà cân bằng hoàn hảo với hậu vị ngọt ngào. Sự quyến rũ tuyệt vời!”. Sơn Tinh Nếp Cẩm cũng đạt giải vàng tại International Review of Spirits Award 2015.
Gần đây nhất, tại New York International Spirits Competition 2016 (Cuộc thi đồ uống có cồn quốc tế New York 2016), Sơn Tinh đã vinh dự đạt giải Ruou Distillery of the Year (Xưởng Rượu của năm).
Thêm nữa, tại 2 sự kiện rượu tại New York và Chicago vào tháng 5 năm nay, Sơn Tinh đã gặp và trao đổi với khá nhiều nhà phân phối đồ uống đến từ khắp nước Mỹ. Trong đó, tại New York, những nhà phân phối vừa và nhỏ đã đến và trao đổi với hơn 130 gian hàng, 1200 khách tham quan chỉ trong vòng 2 ngày. Tại đây, Sơn Tinh đã có cơ hội giao lưu và tìm kiếm được nhiều nguồn điều phối rượu đến hơn 40 bang lớn nhỏ.
Ngược lại với sự kiện ở New York, nơi mà các nhãn hàng vừa và nhỏ đến để trưng bày sản phẩm của mình, Chicago lại là nơi mà các giao dịch lớn hơn diễn ra, các nhà phân phối ở đây cũng tìm kiếm những nhãn hiệu độc đáo hơn, “kén người uống” hơn và mang hương vị lạ hơn.
Tương lai rộng mở
Trong thời gian tới, Sơn Tinh muốn mang nhiều hương vị hơn nữa tới những Việt kiều xa quê và xây dựng tình cảm với những người yêu mến Rượu Việt. Bên cạnh đó, phát triển thương hiệu Rượu Việt nói chung và Sơn Tinh nói riêng chính là mục tiêu quan trọng của chúng tôi. Trong vài năm tới, khi nhắc đến Rượu, chúng tôi mong muốn rằng thị trường quốc tế sẽ biết, hiểu, và yêu quý hương vị Rượu Việt cũng như chính bản thân những người làm Rượu như chúng tôi.
“Sau 15 năm dẫn đầu thị trường Việt Nam, cuối cùng, chúng tôi đã sẵn sàng để vươn ra thế giới”, Markus Sơn, bậc thầy nấu rượu của Sơn Tinh.
“Sau 15 năm dẫn đầu thị trường Việt Nam, cuối cùng, chúng tôi đã sẵn sàng để vươn ra thế giới”