Ra mắt vào tháng Năm 2019, Mạng lưới Khán giả Tích cực –  PAN (Proactive Audience Network) là một dự án kết nối những người yêu nghệ thuật thuần túy và mong muốn được lan tỏa những giá trị nghệ thuật một cách chủ động.
 
  “Giờ đây, chúng tôi muốn tạo lên một cộng đồng với những hoạt động giao lưu qua những sự kiện thực tế.”

PAN – Dự án kết nối những người yêu nghệ thuật

Trở thành một cầu nối thông tin và quảng bá quan trọng cho nghệ thuật và văn hóa tại Việt Nam, Hanoi Grapevine cung cấp thông tin song ngữ có chất lượng về các sự kiện nghệ thuật và văn hóa diễn ra trên cả nước, đồng thời chia sẻ những nhận xét từ các nhà bình luận có chính kiến và kiến thức chuyên môn cao.
Không dừng lại ở đó, chị Trương Uyên Ly – giám đốc Hanoi Grapevine mong muốn mở rộng hơn nữa không gian chia sẻ và sáng tạo cho những người đam mê nghệ thuật. Cùng với hai người đồng nghiệp là anh Bình và chị Hà, sáng kiến mạng lưới khán giả tích cực đã được Hanoigrapevine.com lập nên với những tiềm năng đầy hứa hẹn.
“Mạng lưới Khán giả Tích cực –  PAN nhận được sự hỗ trợ của Hội Đồng Anh và Liên Minh Châu Âu trong khuôn khổ dự án Hỗ trợ các Không gian Sáng tạo Việt Nam diễn ra từ năm 2018 đến 2021 nhằm góp phần thúc đẩy một nền công nghiệp sáng tạo lớn mạnh ở Việt Nam, tạo ra sự phát triển bền vững thông qua việc tối ưu sự cân bằng giữa những giá trị kinh tế và giá trị văn hóa – nghệ thuật, giá trị vật chất và tinh thần.” – theo Hanoi Grapevine (link)
“Trước đây, cộng đồng sáng tạo tại Hà Nội chỉ là một cộng đồng trên mạng xã hội. Giờ đây, chúng tôi muốn tạo lên một cộng đồng với những hoạt động giao lưu qua những sự kiện thực tế.
Thông thường chúng ta tiếp cận nghệ thuật một cách bị động, nhận về mình nhiều nhưng chưa có cơ hội để chia sẻ những cảm nhận và thông tin mình nhận được.Nhưng giờ đây những người yêu nghệ thuật đã có một cộng đồng mở – PAN, nơi bạn có thể tiếp cận với những cơ hội tìm hiểu sâu sắc hơn về nghệ thuật và đưa ra tiếng nói phản biện của riêng mình.” – anh Bình hào hứng chia sẻ.
“Giờ đây những người yêu nghệ thuật đã có một cộng đồng mở, nơi bạn có thể tiếp cận với những cơ hội tìm hiểu sâu sắc hơn về nghệ thuật và đưa ra tiếng nói phản biện của riêng mình.”

“Những người tham gia sẽ thực sự được trải nghiệm và tham gia vào các hoạt động sáng tạo và bình luận nghệ thuật chứ không chỉ thưởng thức một cách thụ động.”
Những hoạt động đa dạng của PAN như buổi giao lưu thực hành với nhóm nhạc Limeboxc đến từ Hà Nội đến những buổi tọa đàm viết về nghệ thuật đã tạo ra không gian mở đầy hứng khởi giúp những người tham gia có cơ hội giao lưu, tương tác trực tiếp với nhau qua nhiều hình thức như ghi hình và trò chuyện ngắn.
Anh Bình cho rằng nghệ thuật khi được trình diễn trước công chúng giống như một món ăn đã được chế biến sẵn và khán giả chỉ việc thưởng. “Điều chúng tôi muốn là đưa khán giả đến gần hơn với công đoạn “chế biến nhào nặn” sản phẩm, để họ có cái nhìn toàn diện hơn về quá trình hoàn thành những sản phẩm nghệ thuật”- Anh Bình nói. Ý tưởng về việc đưa quá trình sáng tạo đến gần hơn với khán giả không chỉ tạo lên những nguồn cảm hứng mãnh liệt hơn với nghệ thuật, mà còn giúp chính những người tham gia hình thành tư duy phản biện sắc bén hơn với nghệ thuật, tạo lên một cộng đồng phê bình nghệ thuật có tiếng nói.
Là một nhà báo, một nhà phê bình nghệ thuật có kinh nghiệm, chị Ly cũng bày tỏ mong muốn xây dựng một cộng đồng tương tác với nhau bằng những trải nghiệm. “Những người tham gia sẽ thực sự được trải nghiệm và tham gia vào các hoạt động sáng tạo và bình luận nghệ thuật chứ không chỉ thưởng thức một cách thụ động.”
Bên cạnh đó, chị giải thích về những giới hạn mong manh giữa tính cá nhân và khách quan khi bình luận về một tác phẩm nghệ thuật. “Chúng tôi biết rằng tư duy phản biện trong văn hóa Việt Nam vẫn rất lối mòn và không thực sự sắc bén, thường công kích vào yếu tố đạo đức và đời tư cá nhân. Chính vì thế việc xây dựng một công động phản biện lành mạnh và thực hành những mô hình phản biện mang tính xây dựng là cần thiết. Chúng tôi tin rằng đưa những tư duy tích cực và đúng đắn sẽ trở thành ngọn lửa dẫn đường cho thế hệ trẻ sau này.”
  “Việc xây dựng một công động phản biện lành mạnh và thực hành những mô hình phản biện mang tính xây dựng là cần thiết.”

“Chính phủ đã hỗ trợ một phần rất lớn trong hành trình lan tỏa nghệ thuật, nhưng sự thật là ngọn lửa nghệ thuật đó vốn đã cháy rực từ lâu trong lòng Việt Nam”.
Những đóng góp tích cực là một nguồn năng lượng mạnh mẽ để giúp chính những nghệ sĩ trẻ bồi đắp và nâng cao chất lượng tác phẩm của mình. Nhất là khi những người theo đuổi nghệ thuật thời nay có thể đến từ mọi tầng lớp xã hội mà không còn bị giới hạn trong tầng lớp thượng lưu như trước nữa. Ly cho rằng sự biến đổi đa dạng này đến từ sự phát triển của mạng Internet, cũng như khả năng khám phá tiếp cận với thế giới rộng mở hơn.
“Gần đây, chúng tôi đã làm việc tại một khu du lịch với diện tích lớn dành cho nghệ thuật và điêu khắc. Những người điều hành cho biết thế hệ nghệ sĩ Việt Nam mới là sự pha trộn thú vị, có những người đi du học và cả những người có xuất thân khiêm tốn, nhưng đều mang trong mình ngọn lửa cống hiến với nghệ thuật. Điều thú vị là cả hai nhóm cùng theo đuổi cùng một loại hình nghệ thuật giống nhau. Điều đó cho thấy cơ hội làm nghệ thuật hiện nay là chia đều cho mọi người.” – chị Ly chia sẻ.
Mặc dù mạng lưới PAN không giới hạn đối tượng tham gia, nhưng chúng ta có thể thấy được thế hệ trẻ Việt Nam là những gương mặt quen thuộc và tích cực nhất trong các hoạt động của nhóm. Tiêu biểu là hội thảo gần đây nhất của nhóm với chủ đề “Writing About Art” đã thu hút hơn hai mươi gương mặt nhà phê bình trẻ không chuyên.
Một trong những người sáng lập khác của mạng lưới PAN là chị Hà cũng chia sẻ về nguồn động lực khiến chị theo đuổi dự án này. Một trong số đó là những khó khăn trước đây mà chính chị từng trải qua khi niềm đam mê với các sự kiện về nghệ thuật của mình lại không có ai san sẻ cùng. “Tôi nghĩ cũng có rất nhiều người yêu nghệ thuật và văn hóa giống tôi. Nhưng họ không biết cần phải đến đâu để có thể tìm được những người cùng sở thích”.
Mạng lưới PAN có thể đang trong giai đoạn non trẻ, nhưng trong bối cảnh nghệ thuật đương đại nhiều dấu ấn tại Hà Nội thì tiềm năng phát triển của cộng đồng này là rất lớn. Đặc biệt, trong quá trình hoạt động hơn 10 năm nay, Hanoi Grapevine đã làm được một điều đáng ngạc nhiên đó là nhận được sự công nhận từ chính phủ như một cộng đồng nghệ thuật hợp pháp. Như chị Ly giải thích: “Chính phủ đã hỗ trợ một phần rất lớn trong hành trình lan tỏa nghệ thuật, nhưng sự thật là ngọn lửa nghệ thuật đó vốn đã cháy rực từ lâu trong lòng Việt Nam”.
Và dĩ nhiên, để ngọn lửa này lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa thì sự đóng góp của PAN nói riêng cũng như của Hanoi Grapevine và cộng đồng yêu nghệ thuật nói chung chính là chìa khóa!
  “Tôi nghĩ cũng có rất nhiều người yêu nghệ thuật và văn hóa giống tôi. Nhưng họ không biết cần phải đến đâu để có thể tìm được những người cùng sở thích”.
Awards
RượU SơN TINH - Tự HàO MANG TINH HOA VIệT CHINH PHụC NăM CHâU
Vươn mình khắp năm châu với những giải thưởng danh giá tại các cuộc thi rượu quốc tế.
Ẩm thực
KHơI DậY Vị Hè TRONG KEM CHANH LEO SơN TINH
Rượu Sơn Tinh Chanh Leo được coi như con át chủ bài để làm dậy lên hương vị vốn có của chanh leo trong các món tráng miệng mà chanh leo tươi không thể mang đến được.
Ẩm thực
NướC SốT TUYệT HảO Từ RượU SơN TINH CHO MóN Cá NướNG
Hãy cùng vào bếp cùng loại nước sốt kết hợp từ rượu Sơn Tinh đặc biệt nhé!
Awards
RượU SơN TINH - Tự HàO MANG TINH HOA VIệT CHINH PHụC NăM CHâU
Vươn mình khắp năm châu với những giải thưởng danh giá tại các cuộc thi rượu quốc tế.
Ẩm thực
Khơi dậy vị hè trong kem chanh leo Sơn Tinh
Rượu Sơn Tinh Chanh Leo được coi như con át chủ bài để làm dậy lên hương vị vốn có của chanh leo trong các món tráng miệng mà chanh leo tươi không thể mang đến được.
Ẩm thực
Nước sốt tuyệt hảo từ rượu Sơn Tinh cho món cá nướng
Hãy cùng vào bếp cùng loại nước sốt kết hợp từ rượu Sơn Tinh đặc biệt nhé!