Xuân Lam chỉ mới 24 tuổi khi thực hiện triển lãm đầu tiên “Vẽ lại tranh dân gian”. Ba năm sau, anh trở lại với “Cuộc gặp gỡ Xưa – Nay”, vẫn đậm đà tinh thần của nghệ thuật truyền thống nhưng thổi thêm vào đó là nét chấm phá của văn hóa đương đại.
 
 

Lời khước từ sản phẩm văn hóa hiện đại

 
 
“Cuộc gặp gỡ Xưa – Nay” của nghệ sĩ trẻ Xuân Lam “xông đất” không gian Nghệ thuật Đương đại của bảo tàng. Ngắm nhìn những tác phẩm của nghệ thuật truyền thống trong lớp áo hiện đại, ta có thể thấy cả tinh thần của tác giả gửi gắm tới từng đường nét.
 
 
Dự án lần này là tiếp nối của “Vẽ lại tranh dân gian” đã được trưng bày từ ba năm trước, khi anh mới 24 tuổi. “Vẽ lại tranh dân gian” đã có một số thành công nhất định, ghi điểm đặc biệt trong mắt du khách và cả người dân địa phương. 
nghệ sĩ xuân lam
Rảo bước nhanh tới không gian trưng bày, Xuân Lam có phong thái của một người trẻ năng động. Anh luôn đem theo mình niềm đam mê với hội họa và tranh dân gian: “Ý tưởng đến với mình từ một lần đến Bảo tàng Mỹ thuật để lấy tư liệu cho bài tập tốt nghiệp. Khu trưng bày tranh dân gian trong khu nhà thường bị bỏ qua đã thu hút mình”. Xuân Lam bồi hồi kể lại, ánh mắt người nghệ sĩ nhiệt huyết chẳng biết giấu điều gì.
Với Xuân Lam, dấn thân vào hội họa là điều hiển nhiên. Anh tự nhận mình là người may mắn vì được bố mẹ ủng hộ và cho đi học vẽ từ năm bốn tuổi. Có điều kiện tiếp xúc nghệ thuật từ nhỏ, chàng cựu sinh viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam lại chọn tranh dân gian là cột mốc trên hành trình, anh thành thực chia sẻ: “Mình là một người trẻ thuộc thế hệ 9x, mình lớn lên sau thời kỳ mở cửa. Mình được nghe nhạc nước ngoài, đọc truyện tranh và biết đến những văn hóa khác nhau. Nhưng mình vẫn có cảm giác gắn bó với tranh dân gian và muốn cho thấy phiên bản từ người trẻ như mình”. Trong bối cảnh thanh niên thường tìm tới những nền văn minh ngoài biên giới thì sự hứng thú của Xuân Lam là tín hiệu đáng mừng.
“Mình là một người trẻ thuộc thế hệ 9x, mình lớn lên sau thời kỳ mở cửa. Mình được nghe nhạc nước ngoài, đọc truyện tranh và biết đến những văn hóa khác nhau. Nhưng mình vẫn có cảm giác gắn bó với tranh dân gian và muốn cho thấy phiên bản từ người trẻ như mình”
Có lẽ vì vậy nên Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã “chọn mặt gửi vàng” nghệ sĩ 27 tuổi để khai trương không gian triển lãm. Là tiếp nối của “Vẽ lại tranh dân gian” sau ba năm, “Cuộc gặp gỡ Xưa – Nay” vẫn kế thừa những giá trị xưa và được thổi vào nét đột phá, mang hơi thở nghệ thuật đương đại.
 

Định nghĩa người sáng tạo có trách nhiệm

triển lãm xưa và nay
Những bức tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống của “Cuộc gặp gỡ Xưa – Nay” được in và cắt trên chất liệu formex, tạo thành các tấm phù điêu lớn vô cùng ấn tượng. Thành quả hôm nay thấy được đến từ quá trình thực hiện, thi công tỉ mỉ của Xuân Lam và hai người bạn xắn tay giúp. Trước đó, anh đã nhận lời mời thực hiện dự án tương tự tại trường Lê Lợi nằm trong khu phố cổ. Thấy rằng những bức tường không phải chất liệu phù hợp, Xuân Lam chọn formex để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật ba chiều độc đáo. Phản hồi tích cực từ phía các em học sinh đã giúp anh hoàn thiện ý tưởng cho triển lãm lần này.
Nghệ sĩ trẻ chia sẻ, vì chất liệu phức tạp hơn tấm canvas đơn thuần nên khó khăn chủ yếu nằm ở khâu xử lý vật lý: “Để tạo phù điêu cho mỗi tác phẩm đã mất một tuần. Thi công triển lãm mất ba tháng. Để nói cả hành trình thì đã kéo dài suốt ba năm”. Anh cũng thổ lộ thêm, làm việc trên formex rất sinh ra lỗi về in ấn, gia cố, cắt hỏng. Là người sáng tạo có trách nhiệm, anh luôn trăn trở về những tác phẩm của mình và chỉ yên tâm khi chúng yên vị ở triển lãm.
triển lãm xưa - nay
Cũng thật khó để không bận tâm khi những công đoạn làm nên nghệ thuật của Xuân Lam đều được đầu tư cầu kỳ. Kỹ thuật đồ họa phát triển nhưng anh vẫn áp dụng những nét vẽ tay vào khâu đầu tiên trước khi scan và xử lý trên máy.  Xuân Lam hào hứng tiết lộ: “Tranh dân gian là văn hóa đại chúng được truyền từ đời này qua đời khác mà mình có cơ hội thử nghiệm theo cách riêng”. Mỗi bức cần khoảng hai tuần xử lý số để tạo sự mượt mà, sắc nét, hòa thuận giữa nét đẹp cũ và mới, lạ và quen.
Không gian Bảo tàng Phụ nữ dường như chẳng đủ để chứa đựng nhiệt huyết và đam mê của nghệ sĩ đây. Nhưng tiếc rằng Xuân Lam lại khá kín tiếng về những dự án sắp tới, khiến người đối diện không khỏi tò mò. Tuy nhiên, hãy tin rằng mặc dù tranh dân gian chỉ là một bến đỗ trên hành trình của anh thì điều này cũng đồng thời khẳng định, cá tính người nghệ sĩ và mỗi dự án của anh ta sẽ nằm ngoài tưởng tượng của công chúng.
Đi hết một vòng, thật khó để tin được đây là dự án của một bạn trẻ. Xuân Lam khiêm tốn cho rằng bản thân lựa chọn tranh dân gian như một niềm yêu thích và hi vọng sẽ giúp các bạn đồng trang lứa thêm tò mò về tranh và các giá trị xưa. Anh không dám nhận mình đã làm sống dậy, thổi hồn mới vào nghệ thuật truyền thống. Nhưng chắc chắn, ai ghé qua đây cũng sẽ tin vào điều này, tin vào tương lai của những nét đẹp văn hóa sẽ được bảo tồn, gìn giữ. 
CÂU CHUYỆN
Nghệ sĩ pha chế của tháng
FABIEN MARCAULT Từ SAVAGE LOUNGE
"Người nào đứng bar cũng có thể làm cho bạn đồ uống, nhưng một nghệ sĩ pha chế thực thụ sẽ cho bạn một buổi tối không thể quên”"
Văn hóa Việt Nam
Vì SAO NGườI VIệT LạI UốNG RượU?
Truyền cảm hứng
GIAN DON - TừNG BướC NHỏ VớI THờI TRANG BềN VữNG
Với các sản phẩm từ vải tự nhiên, Gian Don là một nhãn hiệu thời trang được yêu thích bởi rất nhiều người dân Hà thành.
Nghệ sĩ pha chế của tháng
FABIEN MARCAULT Từ SAVAGE LOUNGE
"Người nào đứng bar cũng có thể làm cho bạn đồ uống, nhưng một nghệ sĩ pha chế thực thụ sẽ cho bạn một buổi tối không thể quên”"
Văn hóa Việt Nam
Vì Sao Người Việt Lại Uống Rượu?
Truyền cảm hứng
Gian Don - từng bước nhỏ với thời trang bền vững
Với các sản phẩm từ vải tự nhiên, Gian Don là một nhãn hiệu thời trang được yêu thích bởi rất nhiều người dân Hà thành.