“Trong văn hoá của người Việt từ bao đời nay, chữ ăn đã đi cùng với uống chưa rời nửa bước.”

Kết hợp Rượu Sơn Tinh với sơn hào hải vị

Đầu bếp quá cố, Anthony Bourdain, đã thâu tóm chuẩn xác nhất ý nghĩa của ẩm thực Việt Nam trong loạt phim truyền hình không tên trong năm 2018. 
https://www.youtube.com/watch?v=XKGMyb6VRfE
“Một khi ẩm thực Việt bắt thóp được khẩu vị của bạn, nó sẽ không bao giờ để bạn rời đi. Và nếu đã trót phải lòng nó, bạn sẽ dành trọn trái tim của mình cho những món ăn này mãi mãi.”
Người Việt coi trọng việc ăn uống và xem nó như một phần tất yếu của cuộc sống. Hai chữ ăn và uống luôn song hành cùng nhau trong từng bữa cơm hằng ngày, đến từng buổi tiệc hội hè lớn bé, to nhỏ trên khắp dải đất hình chữ S.
Sự hài hòa này tồn tại lâu đến mức thời gian cũng không thể đổi thay. Ngay cả sau khi trải qua nhiều thế kỷ, các công thức món ăn truyền thống của người Việt hầu như không có sự biến đổi. Có thể kể đến vị nước dùng mà chúng ta vẫn thưởng thức trong mỗi bát phở, tưởng giản đơn nhưng phức tạp không tưởng để cho ra được hương vị hoàn hảo nhất, bao đời nay người Việt vẫn luôn tự hào khoe với bạn bè khắp năm châu.
Điều đã thay đổi duy nhất ở nước ta là thói quen ăn uống. Cách đây không lâu, khái niệm kết hợp đồ ăn với thức uống nghe vẫn có vẻ hơi “hướng ngoại” với người dân Việt Nam.
Tại một số nền văn hóa, tạo ra được mối quan hệ vững bền giữa ăn và uống là một điều rất quan trọng. Chẳng hạn, món mỳ Ý sốt cà chua luôn được kết hợp với rượu vang đỏ hay món xúc xích Đức bratwurst hay được đi cùng với bia mạch nha.  
Quả thực, không ngoa khi nói rằng đồ ăn và thức uống là linh hồn, là tâm điểm vàng của bất kỳ cuộc vui, bữa tiệc nào. 
Đối với những người sành ăn, tạo nên sự cân bằng hợp lý giữa đồ ăn và thức uống chính là một cách để nâng cao trải nghiệm vị giác, khiến một món ăn đơn giản trở thành kỳ trân ẩm thực. Và với mười hai hương vị khác nhau của Rượu Sơn Tinh, có vô vàn cách để tạo ra những trải nghiệm mới mẻ hơn về con đường từ bàn ăn đi xuống dạ dày.
Để hiểu rõ hơn về sự phức tạp trong mối quan hệ này, chúng tôi đã có một buổi trò chuyện với ông chủ của chuỗi nhà hàng Highway4 – Dan Dockery. Bản thân Dan không lấy làm lạ về cách thức kết hợp đồ ăn với thức uống. Hơn nữa, anh cũng rất sành sỏi trong việc dùng Rượu Sơn Tinh để nâng cao hương vị của một số món ăn trong chính trong nhà hàng của mình.
“Một khi ẩm thực Việt bắt thóp được khẩu vị của bạn, nó sẽ không bao giờ để bạn rời đi. Và nếu đã trót phải lòng nó, bạn sẽ dành trọn trái tim của mình cho những món ăn này mãi mãi.”
 
“Tôi không thể mở Highway4 mà không có Rượu Sơn Tinh, nó giống như hình với bóng.”
“Tôi không thể mở Highway4 mà không có Rượu Sơn Tinh, nó giống như hình với bóng.” Dan cười khi nhắc đến mối quan hệ khăng khít giữa Highway4 và Rượu Sơn Tinh. Ngoài ra, Dan cũng là người đồng sáng lập ra Rượu Sơn Tinh cùng với Markus Madeja. Họ bắt đầu khởi tạo Rượu Sơn Tinh vào năm 1999. Nhà hàng Highway4 đầu tiên đã được mở ra tại Hà Nội vào năm kế tiếp. Kể từ đó, quán ăn này đã phát triển thêm ba chi nhánh khác trên toàn thành phố Hà Nội.
 

ĐỎ TRẮNG PHÂN MINH 

Món ăn đầu tiên phải kể đến Chả cá xa lộ. Đây chính là đặc sản làm nên tiếng tăm lẫy lừng của Highway4. Hương vị tuyệt đỉnh của miếng cá giòn tan, kết hợp với mùi vị đưa đẩy của thì là tươi, nước chấm đặc biệt, và điệu nhảy của vị giác sẽ không thể hoàn thiện nếu thiếu đi khúc nhạc: Rượu Sơn Tinh Nếp Phú Lộc.
“Có một quy tắc cơ bản trong việc kết hợp giữa đồ ăn và thức uống: Những loại thịt đỏ rất phù hợp khi dùng với các loại rượu có màu sẫm, ngược lại thịt trắng như hải sản hay thịt gà sẽ khi thưởng thức cùng với các loại rượu có màu nhẹ hơn sẽ ngon hơn.” Dan cho biết. “Tuy nhiên, không phải quy tắc nào tuyệt nhiên đúng trong mọi trường hợp.” Điều này sẽ được giải thích rõ hơn ở các phần sau.
 
Màu sắc trong suốt của Nếp Phú Lộc giữ trọn hương thơm của cả đồng bằng sông Hồng. Mùi thơm của gạo và hương vị dịu êm lẩn khuất trong từng giọt rượu khiến bạn cảm nhận từng mùi vị rõ mồn một trong chiếc cuốn: từ miếng cá basa chiên giòn, bột ớt, thì là, đến nước chấm kích thích vị giác làm từ dầu hào, chanh và wasabi.
Hương vị tinh tế trong hải sản chính là bí quyết ở đây. Một thức uống được kết hợp chuẩn xác không được lấy đi hương vị vốn có của món ăn, mà phải kết hợp hài hoà, làm bật lên được mùi hương và sắc vị cần có của nó. Rượu Sơn Tinh Nếp Phú Lộc là một ví dụ điển hình của loại đồ uống này.
Hãy thưởng thức Rượu Sơn Tinh Nếp Phú Lộc cùng các món mặn, không quá ngấy hoặc quá ngọt, như hải sản nướng, cá, khoai tây chiên, các loại lẩu trứng cá hoặc các loại thịt hiếm.
 

HƠN CẢ MONG ĐỢI

Kế đến, phải kể đến món dẻ sườn được nêm nếm, tẩm ướp chuẩn xác, sau đó nướng chín để đạt đến độ hoàn hảo cả về kết cấu lẫn hương vị, rất tuyệt vời để thưởng thức cùng Rượu Sơn Tinh Mộc Sapa.
Rượu Sơn Tinh Mộc Sapa mang trong mình mùi hương đặc trưng của rơm rạ và mận khô, sẽ tuyệt vời nhất khi thưởng thức cùng các món có vị chua, ngọt. Sự pha trộn tuyệt vời của 30 loại thảo mộc giúp làm dịu các hương vị có phần hơi mạnh được thường có trong các loại nước sốt dính.
 
Chúng tôi cắn thêm một miếng sườn nữa và uống một ngụm khác. Một khi đã bắt đầu quen dần với hương vị kết hợp này, các bạn sẽ cảm nhận được mùi hương nhẹ nhàng của quế hun khói đọng lại từ hậu vị trong loại rượu này.
Mộc Sapa dùng rất hợp với nhiều món ăn khác nhau từ những món ăn thịnh soạn như mì Ý hoặc đơn giản như thịt kho, thịt hun khói đến những món ăn cay nhất của Trung Quốc, Thái Lan và Ấn Độ.
 

TRỔ TÀI ĐỈNH CAO

 
“Khi giới thiệu rượu với khách hàng, tôi thường đưa cho họ những loại rượu hơi ngọt một chút, chẳng hạn như Táo Mèo, Mơ Vàng hoặc Nếp Cẩm.”
Vậy là bạn đã có hai món với hai loại rượu Sơn Tinh trong tay với hai phong cách kết hợp đồ ăn rất khác nhau. Trong khi Mộc Sapa làm dịu đi những hương vị mạnh thì Nếp Phú Lộc chỉ đơn giản là làm bật lên được những hương vị vốn có của chúng.
Cũng phức tạp như việc ghép thực phẩm, cảm giác vị giác của chúng ta có thể được nhóm thành năm cảm giác cơ bản (ngọt, mặn, đắng, chua và umami – vị ngọt của thịt). Biết được điều này và một vài quy tắc đơn giản là bạn đã chính thức bước vào sự nghiệp kết hợp ẩm thực của mình.
“Khi giới thiệu rượu với khách hàng, tôi thường đưa cho họ những loại rượu hơi ngọt một chút, chẳng hạn như Táo Mèo, Mơ Vàng hoặc Nếp Cẩm. Nếu họ không thích vị ngọt, thì tôi sẽ gợi ý Nếp Phú Lộc hoặc Chanh Leo.”
Là một chuyên gia trong việc kết hợp đồ ăn và thức uống trong nhiều thập kỷ qua, Dan biết rằng vị giác là khá chủ quan. Không phải tất cả mọi người đều có một chiếc miệng giống nhau. Điều quan trọng ở đây là bạn đã được du ngoạn qua một hành trình khám phá những sự kết hợp mới của vị giác.
Hãy cùng Rượu Sơn Tinh dấn thân sâu hơn vào thế giới của tửu thực trùng phùng trong lần tới. Để cùng xem các loại thịt đỏ và thịt ướp muối kết hợp với loại Rượu Sơn Tinh nào sẽ trở nên đúng điệu nhé.
“Nếu họ không thích vị ngọt, thì tôi sẽ gợi ý Nếp Phú Lộc hoặc Chanh Leo.”
 
Câu chuyện
Tinh thần Sơn Tinh
GặP Gỡ JAY MOIR, CHủ QUáN BAR đI đầU XU HướNG ZERO WASTE
Ẩm thực
MứT DâU GIáNG SINH PHIêN BảN SơN TINH NếP CẩM
Sơn Tinh Nếp Cẩm làm dậy lên hương vị vốn có của các loại trái cây trong các món tráng miệng
Tin tức
RượU VIệT BướC ĐầU CHINH PHụC THị TRườNG Mỹ
"Trong năm vừa qua, hơn 10,000 chai Sơn Tinh đã lên đường xuất xưởng đến đất Mỹ"
Tinh thần Sơn Tinh
GặP Gỡ JAY MOIR, CHủ QUáN BAR đI đầU XU HướNG ZERO WASTE
Ẩm thực
Mứt dâu Giáng Sinh phiên bản Sơn Tinh Nếp Cẩm
Sơn Tinh Nếp Cẩm làm dậy lên hương vị vốn có của các loại trái cây trong các món tráng miệng
Tin tức
Rượu Việt Bước Đầu Chinh Phục Thị Trường Mỹ
"Trong năm vừa qua, hơn 10,000 chai Sơn Tinh đã lên đường xuất xưởng đến đất Mỹ"