Không chỉ là thức uống, Rượu là một phần không thể tách rời của văn hóa Việt.

Trên trục thời gian lịch sử dài ngàn năm, rượu đã thành hình và xu ất hiện ở khắp dải đất hình chữ S. Có lúc tưởng chừng mất đi bản sắc khi là vùng đất thuộc địa nhưng chúng ta đã đấu tranh để gìn giữ tinh thần riêng, không thể hòa lẫn trên bản đồ rượu toàn cầu.
Rượu Sơn Tinh cũng đã bước chân vào hành trình này với mong muốn đưa rượu gạo Việt Nam tới gần hơn với bạn bè quốc tế, từ những nơi gần gũi như ghế nhựa vỉa hè tới quầy bar của các nghệ nhân pha chế cocktail. Bằng chứng là những giải thưởng danh giá giành được trong suốt hai thập kỷ.
Và để trân quý hơn chất men của dân tộc, hãy cùng Rượu Sơn Tinh tìm về những điều tạo nên giá trị của món quà này.
 
 

MỤC LỤC

 

Lịch sử tinh gọn của Rượu

lịch sử của rượu

Từ Trung Hoa cổ đại tới những hộ nấu rượu nuôi lợn ở Việt Nam

Sự xuất hiện và phát triển của rượu ở Việt Nam là một phần lịch sử đồ uống có cồn trên thế giới. Tiền bối gần gũi nhất có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ đại, vào khoảng những năm 1390. Sau khi đánh bại quân Mông Cổ, binh lính Trung Quốc tụ lại ăn mừng bằng thức uống từ gạo lên men, say sưa mà không hề hay biết đây là nền móng văn minh nhân loại.
Bạch Tửu ra đời bằng phương thức chưng cất, gạn lọc bớt phần nước, để lại phần rượu mạnh. Có vị cay gắt nhưng Bạch Tửu vẫn làm người ta chuếnh choáng tới mê lòng, nhanh chóng phổ biến vào thế kỷ thứ 14.
Sang đầu thế kỷ 15, chiến tranh xâm lược của nhà Minh diễn ra dẫn đến sự truyền bá trong nhiều lĩnh vực, bao gồm vũ khí, khoa học kỹ thuật, nông nghiệp và rượu. Việt Nam là một trong những quốc gia láng giềng như Lào, Campuchia, Thái Lan có những tiếp thu nhất định từ loại rượu của vùng đất đại lục để cho ra đời nhiều loại thức uống làm từ gạo, mang dấu ấn văn hóa riêng.
Những mẻ rượu gạo Việt Nam đầu tiên xuất hiện ở vùng Đồng bằng Châu thổ sông Hồng, một trong những vựa lúa lớn nhất châu Á. Gạo sau khi lên men và trải qua quá trình chưng cất sẽ được đem đi làm thức ăn cho lợn, thu về nhiều lợi ích kinh tế cho người nông dân.
Rượu gạo Việt Nam ngày nay là thức uống ưa thích của mọi tầng lớp. Trong thời phong kiến lại rất được các vua chúa, hoàng tộc say mê. Thuở xưa, ngôi làng Phú Lộc có nghề nấu rượu truyền thống ngon nức tiếng. Rượu ở đó ngon đến nỗi chẳng gặp hề hấn gì trong giai đoạn cấm uống rượu dưới triều đại nhà Nguyễn.

Cuộc đấu tranh xương máu để giữ gìn bản sắc

Rượu vẫn được duy trì là một công việc kiếm thêm thu nhập của người chăn nuôi lợn cho đến tận ngày nay.
Ngành nấu rượu khởi đầu rất khiêm tốn. Dân làng cùng nhau làm xưởng nấu rượu nhỏ. Mọi người phân chia nhau việc mua gạo, làm bình gốm nấu rượu và giám sát quá trình lên men. Xưởng lớn nhất có thể sản xuất 600 lít mỗi ngày.
Người Hoa bước vào thị trường, làm tăng sản lượng và doanh số từ các xưởng sản xuất nhỏ này. Từ đây, chính quyền Việt Nam thời nhà Nguyễn đã nhìn thấy cơ hội kiếm tiền, họ bắt đầu đánh thuế khoán. Chính những chính sách này đã bị thực dân Pháp lấy làm mẫu cho chế độ của chúng.
Cùng việc mở rộng toàn cầu, người Pháp đã tìm đến Đông Dương như một cái mỏ để khai khẩn. Không khó để kiếm lời từ những ti Rượu. Tất cả những gì cần làm là tăng giá gấp bốn lần, điều chúng đã làm vào năm 1897.
Đây là nơi Albert Calmette đã đặt chân đến. Nhà khoa học và bác sĩ Calmette đến Việt Nam với ý định khiêm tốn là nghiên cứu vắc-xin. Nhưng chính quyền thực dân lại có kế hoạch khác.
Chính quyền đề nghị Calmette bỏ các loại vắc-xin đi và tìm cách tăng gấp đôi sản lượng rượu. Bằng cách cô lập men sinh học dùng trong sản xuất rượu, Calmette đã giảm một nửa thời gian cần thiết để chưng cất đồ uống này và đạt được kỳ vọng về sản lượng của chính quyền.
Những gì Calmette thực sự phát kiến thực ra là một sản phẩm tệ hại hơn rất nhiều. Một thứ đồ uống chứa toàn ethanol công nghiệp, vô vị, độ cồn lên tới 45% ABV. Nhưng có hề gì, chính quyền mê mẩn với lợi nhuận thu được.
Tận dụng phát minh của Calmette, thực dân đổ tiền vào A.R Fontaine, một doanh nhân trẻ người Pháp vào năm 1905 để độc quyền sản xuất rượu ở Việt Nam.
Fontaine đã xây một nhà máy khổng lồ ở Hà Nội (là nhà máy rượu Halico) , hoạt động suốt ngày đêm và sản xuất 20.000 lít rượu nguyên chất mỗi ngày. Với sản lượng cao như vậy, người Pháp sẽ không thể tạo ra một sản phẩm chất lượng cao. Thay vào đó, họ đã tạo ra thứ mà ngày nay được gọi là ‘vodka’ hay còn được biết đến với cái tên dân dã hơn là rượu Ty (rượu công ty).
Những chai rượu được sản xuất hàng hoạt như vậy dĩ nhiên không đáp ứng được nhu cầu người dân. Khắp nơi người ta đành lén lút nấu rượu bằng gạo nếp rồi đem giấu trong những lùm tranh, lùm đế ở xa nhà, hoặc khi thấy Tây đoan, Tàu cáo đến bắt, nghe động thì bê tất cả nồi rượu, bình rượu chạy vội giấu dưới đồng cỏ hoang dại mọc toàn cây đế, một loài cây giống cỏ năn, cỏ lác, cỏ tranh, hay lau sậy mọc cao vút đầu. Tên gọi rượu đế trong Nam xuất xứ từ đây.
Bên cạnh độ cồn cực mạnh và thiếu mọi hương vị, rượu Ty còn nguy hiểm đến sức khỏe. Có khi người ta sẽ thêm nước bẩn vào phút cuối để giảm nồng độ cồn. Rồi có lúc đường ống bị rò rỉ sẽ làm tràn chất độc vào rượu.
Dù muốn hay không, người Việt vẫn phải mua và tiêu thụ rượu của thực dân hoặc phải đối mặt với án phạt nặng. Nếu họ bị bắt khi tự nấu rượu, họ có thể phải đối mặt với mức phạt lên tới 1.333 lần mức lương trung bình hàng tháng của người lao động, hoặc ba năm tù.
“Rượu ta nấu nó cho rượu lậu, muối ta làm nó bảo muối gian” (Phan Bội Châu, trong bài thơ Á tế Á ca). Có giai đoạn miền Bắc Việt Nam, người dân đã tự đặt tên cho loại rượu mình nấu là rượu ngang vì rượu nấu và tiêu thụ theo kiểu đi ngang về tắt. 
Còn có cái tên quen thuộc hơn là rượu cuốc lủi vì vừa bán vừa trốn lủi như con chim cuốc. Hoặc để so sánh với rượu “quốc gia” thì các cụ nhà nho xưa nhại tiếng ngoại bang nationale spirit gọi rượu quê của người Việt là rượu quốc hồn, quốc túy. Tiếng là quốc hồn quốc túy mà phải nấu chui nấu lủi, uống chui uống lủi thì gọi là rượu quốc lủi. Trớ trêu thay là cái việc tự nấu rượu ấy vẫn bị cấm, dù cho chỉ nấu để lấy bỗng rượu nuôi lợn chứ không phải để đầu độc con người.
Chẳng bao lâu sau khi có những luật lệ hà khắc này, đã xảy ra những cuộc nổi dậy đẫm máu của người Việt Nam và sự đàn áp tàn bạo từ người Pháp.
Cuối cùng, hai bên đã thỏa thuận ngừng bắn và tạo nên một sản phẩm hòa trộn từ cả hai. Một nửa là rượu mạnh công nghiệp và vô vị của người Pháp, nửa còn lại, một loại rượu phức hợp được sản xuất theo truyền thống của người Việt Nam.
Sự thỏa hiệp này đã dần làm mất quyền kiểm soát của Pháp đối với thị trường rượu.

Hương vị thượng hạng lên ngôi

Rượu vẫn là mặt hàng được ưa chuộng và được lưu hành dưới sự kiểm soát của chính phủ. Nếp Mới, Lúa Mới, và Nếp Cẩm là những là những hương vị rượu phổ biến nhất, làm nên thời hoàng kim của rượu.
Tuy nhiên, vào đầu những năm 2000, rượu lại vướng vào nhiều rắc rối. Các vụ ngộ độc rượu gia tăng mạnh khiến quy định được siết chặt hơn, các xưởng nấu quy mô nhỏ bị phá hủy.
Trớ trêu thay, nhà máy của Pháp trước đây đã lấp đầy khoảng trống. Và sản phẩm của họ thì sao? Vẫn là vodka công nghiệp mà người Pháp đã cố gắng đưa vào thị trường.
Nhiều doanh nhân mới vào nghề nắm được cơ hội kiếm tiền dễ dàng này, các công ty ‘vodka’ mới mọc lên như nấm. Giá nhập khẩu cồn rất rẻ do đây là một loại hóa chất công nghiệp nên không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Vì thế sản phẩm được sản xuất theo phương pháp thủ công của địa phương không thể cạnh tranh.
Tuy nhiên, một số sản phẩm địa phương vẫn nỗ lực để tiếp tục. Nhờ các nhà sản xuất rượu chuyên nghiệp như Rượu Sơn Tinh, một thời đại mới của rượu đã bắt đầu thay đổi ngành công nghiệp rượu ở Việt Nam.
Sử dụng công nghệ tiếp thu được từ làng Phú Lộc,, kết hợp các bài học từ phương Tây, Rượu Sơn Tinh đã tạo ra một loại rượu giàu hương vị mà vẫn đáp ứng các quy định quốc tế nghiêm ngặt.
Tinh thần giữ nguyên hương vị  rượu gạo Việt Nam độc đáo của Rượu Sơn Tinh đã đưa thương hiệu có mặt trên kệ của các nghệ nhân pha chế xuất sắc. Tên tuổi gắn liền với nhiều giải thưởng uy tín mang tầm quốc tế.

Rượu Sơn Tinh bắt đầu từ đâu?

rượu sơn tinh bắt đầu từ đâu
Câu chuyện về Rượu Sơn Tinh bắt đầu khi người sáng lập Thụy Sĩ Markus Madeja thực hiện chuyến đi đầu tiên đến Việt Nam. Niềm say của ông với di sản của đất nước này, với nghề thủ công truyền thống đã thôi thúc cống hiến cho quốc tửu, đó là rượu.
Markus ghé thăm một ngôi làng nhỏ ở Phú Lộc, miền Bắc Việt Nam. Ở đây ông tiếp thu những kiến thức nền tảng về chưng cất rượu, chứng kiến và học hỏi mọi thứ từ người dân địa phương ở đó.
Tuy nhiên, rượu gạo Việt Nam sản xuất theo công nghệ địa phương không đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này thôi thúc ông bắt đầu nghiên cứu các quy trình chưng cất truyền thống của Châu Âu để giúp truyền bá tên của rượu đi khắp thế giới.
Công đoạn loại bỏ phần rượu đầu và cuối chảy ra từ nồi chưng cất không phổ biến ở Việt Nam, nhưng đây là một phần không thể thiếu của quá trình chưng cất ở các nước phương Tây. Bởi vì dù rằng phần rượu này có vẻ thơm nhưng thực chất đó lại là phần rượu có hàm lượng tạp chất như aldehyd và methanol rất cao, những yếu tố gây ngộ độc rượu. Markus đã quyết tâm tạo ra một sản phẩm có tiêu chuẩn cao hơn và đề nghị dân làng loại bỏ các yếu tố độc hại trong rượu mà họ sản xuất.
Họ không nghe ông, tuy nhiên có một người dân đã đồng ý làm thử một mẻ đặc biệt, chỉ giữ phần giữa có chứa rượu được tinh lọc kĩ càng nhất. Một cách bất đắc dĩ, sản lượng bị giảm đi 50%.
Trước sự ngạc nhiên của dân làng, rượu gạo được sản xuất ngon hơn, thơm hơn mà không để lại cảm giác nôn nao khó chịu mà họ đã trải qua trước đó. Sản phẩm của Markus tiếp tục được biết đến với tên gọi là Rượu Sơn Tinh. Đó là một loại rượu mới, khác biệt bởi tính truyền thống và hiện đại.

Tên gọi Sơn Tinh

Sơn Tinh là tên một vị thần trong truyền thuyết của người Việt. Riêng với Rượu Sơn Tinh, cái tên này mang nhiều ý nghĩa sâu xa hơn thế.
Núi là tạo vật đậm tính biểu tượng. Phần tươi sáng và mờ khuất của ngọn núi trước ánh mặt trời gợi đến hình ảnh m Dương. Do vậy núi là biểu trưng của sự hài hòa, đồng thời không ngừng biến chuyển trong từng khoảnh khắc.
Trong văn hóa Phương Đông núi được coi là nguồn gốc sự sống, là cái nôi sinh thái bởi những dòng nước luôn tuôn chảy từ chân núi. Rừng núi nuôi dưỡng hạt giống cho những miền đất trù phú đồng bằng. Núi là nguồn gốc của sự sinh sản, sự thịnh vượng.
Ngọn núi là kết nối giữa đất và trời. Năng lượng dương định hướng cho sự phát triển và hình thành thế giới, là biểu tượng của thực tại, là đại diện của chướng ngại vật nhưng cũng là biểu tượng của vinh quang chiến thắng!
Sơn Tinh là tinh thần của núi, tượng trưng cho những nỗ lực và cam kết vươn tới đỉnh cao, đồng thời hướng đến sự cân bằng. Sâu xa hơn là quá trình chuyển giao giữa cũ và mới, giữa truyền thống và hiện đại, giữa quá khứ và tương lai. Những thái cực này không bao giờ biến chuyển tách biệt mà cần có sự tuyệt đối gắn kết.

Vị thế rượu tại các cuộc thi quốc tế

Rượu tại các cuộc thi quốc tế
Rượu Sơn Tinh giành được vị thế trên trường quốc tế là minh chứng cho thấy rượu nên là một thể loại riêng, là thức uống mang bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giống như Soju của Hàn Quốc hay Sake của Nhật.
Năm 2014, trong cuộc thi Asian Spirits Masters được tổ chức tại Anh,  rượu chính thức được công nhận là một thể loại. Mười hai hương vị mạnh mẽ được Rượu Sơn Tinh kế thừa đã tạo nên sự khác biệt trên bản đồ rượu thế giới.
Từng có giai đoạn gặp khó khăn trong mắt người Việt vì những sản phẩm rượu chưng cất không đúng cách, kém chất lượng, rượu gạo Việt Nam từ nhà chưng cất Rượu Sơn Tinh đã nỗ lực xóa bỏ định kiến này. Không chỉ nâng tầm vị thế trong nước, Sơn Tinh đã giành giải thưởng đầu tiên tại Cuộc thi Rượu vang và Rượu mạnh quốc tế ở London năm 2011, giành giải Bạc cho cả Sơn Tinh Táo Mèo và Sơn Tinh Mỹ Tửu.
Rượu gạo Việt Nam là một sản phẩm độc đáo và xứng đáng với loại riêng. Đó là lý do tại sao vào năm 2012, lần đầu tiên trong lịch sử, rượu được công nhận là một loại chính thức cho đồ uống có cồn của Việt Nam, sánh vai cùng whisky, vodka, rượu gin, rượu rum, rượu bourbon, rượu tequila và bourbon trong danh mục đồ uống có cồn.
Trong suốt hai thập kỷ qua, Sơn Tinh đã nỗ lực tìm kiếm sự đánh giá công tâm về sản phẩm tại các giải thưởng quốc tế. Những sân chơi này thường có các vòng “blind tasting” rất khắt khe nhằm đảm bảo uy tín của ban tổ cũng như các thương hiệu. Danh sách đầy đủ các danh hiệu của Rượu Sơn Tinh bạn có thể xem tại trang này!

Quy trình chắt lọc tinh hoa 

Quy trình sản xuất rượu
Rượu Sơn Tinh chọn lọc, tiếp thu từ công nghệ nấu rượu gạo Việt  Nam truyền thống, kết hợp với việc sử dụng tháp chưng cất bằng đồng để tạo ra sản phẩm chất lượng, mang đẳng cấp quốc tế. Điều này tạo nên sự khác biệt lớn nhất cho thương hiệu nhưng vẫn đảm bảo trọn vẹn giá trị thuần Việt trong mỗi sản phẩm.

Lên men

Quá trình này được bắt đầu từ việc lựa chọn những hạt gạo nếp ngon nhất vùng Đồng bằng Châu thổ sông Hồng, một trong những vựa lúa lớn nhất cả nước. Gạo được nấu chín bằng các phương pháp truyền thống, tuy năng suất không cao nhưng lại có ưu điểm là giữ nguyên vị thơm của gạo.
Nấm men Phú Lộc được rắc lên gạo nấu chín và để trong vòng hai tuần để lên men. Men giống này đặc biệt hoạt động rất tốt trong khí hậu ẩm ướt của miền Bắc.

Chưng cất

Thành phẩm sau khi lên men được Sơn Tinh đem đi chưng cất trong tháp bằng đồng được nhập khẩu từ Đức.
Rượu Sơn Tinh chỉ được sản xuất theo từng mẻ nhỏ để đảm bảo chất lượng. Quá trình lên men và chưng cất của mỗi chai rượu phức tạp đến nỗi gần như không thể tự động hóa quá trình sản xuất. Nghệ nhân chưng cất rượu là một nhân vật cực kỳ quan trọng, cần có mặt để giám sát quá trình từng chai rượu ra đời

Hoàn thiện

Quá trình hoàn thiện sản phẩm có thể mất đến vài tháng, đòi hỏi kiên nhẫn và công giám sát liên tục.
Đây là giai đoạn các hương vị được thêm vào. Rượu Sơn Tinh đã kế thừa và phát triển những hương vị truyền thống, cùng với các công thức trứ danh ngàn đời. Tất cả các nguyên liệu đều phải trải qua quá trình tuyển chọn vô cùng kĩ lưỡng, tự nhiên và an toàn.

Đóng chai

Đóng chai là bước cuối cùng trong quá trình thủ công. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc kém đi phần cầu kỳ.
Năm 2012, Rượu Sơn Tinh đã đưa ra quyết định thiết kế lại tất cả các chai rượu của mình, hợp tác chặt chẽ với các nhà sản xuất thủy tinh Pháp Saverglass để tạo ra một chai thân thiện với môi trường. Saverglass sử dụng quy trình sản xuất giảm bớt tác hại gây ra cho cảnh quan thiên nhiên.
Nút chai Rượu Sơn Tinh được làm bằng gỗ gụ cũng là điểm nhấn đặc biệt. Chi tiết này giúp giữ trọn, bảo toàn tinh túy bên trong.

Việt Nam và gạo

Việt nam và rượu gạo
Hạt gạo đặt nền móng cho văn minh nhân loại ở Châu Á. Từ giống cây lương thực nuôi sống con người tới nguồn cội chất men làm mê đắm những nền văn minh lâu đời nhất, kéo dài hàng nghìn năm.
Bằng chứng là những di tích khảo cổ về cây lúa gạo được thuần hóa từ 8200 năm trước ở Trung Quốc và lan dần sang những quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đồng bằng Châu thổ sông Hồng là một trong những vựa lúa lớn nhất cả nước. Và đây cũng chính là nguồn nguyên liệu trân quý của Rượu Sơn Tinh.
Người Việt cũng kị nhất việc bỏ phí cơm gạo vì đó là “Ngọc thực”. “Ngọc thực” nấu thành bánh chưng xanh là hình ảnh của đất, giã thành bánh dầy là hình của trời. Từ thời vua Hùng thứ 18, truyền thống nấu bánh chưng, bánh dầy dịp Tết vẫn được lưu truyền như một nghi lễ bày tỏ lòng biết ơn với món quà của trời đất, đó chính là hạt gạo.
“Vô tửu bất thành lễ”, ý nói các nghi thức quan trọng như ma chay, cưới hỏi mà thiếu đi chén rượu là không thành. Điều này cho thấy tầm quan trọng của rượu nói riêng và lúa gạo nói chung trong văn hóa Việt. Vào dịp lễ Tết, mâm cao cỗ đầy được dâng lên tổ tiên lúc nào cũng phải có thêm chai rượu. Ở những vùng nông thôn, nhà nào nghèo thì cũng phải cố chuẩn bị bằng được cút rượu để lên bàn thờ, nếu không muốn bị quở trách.

Hiện thân của những thành phần độc đáo của Việt Nam

Nguyên liệu rượu gạo Việt Nam
Nét đẹp của văn hóa nằm ở sự phong phú. Cùng nhau hàn huyên bên chén rượu và những món ăn địa phương là một cách trải nghiệm văn hóa Việt muôn màu.
Không chỉ có rượu gạo nếp, rượu ở Việt Nam có bề dày lịch sử nghìn năm nên hương vị cũng rất đa dạng theo từng giai đoạn, từng địa phương và từng cộng đồng. Đây cũng chính là khó khăn thuở ban đầu của Markus khi ông thử nghiệm chưng cất rượu. Sơn Tinh từ chối sử dụng những nguyên liệu ngoại để bảo toàn trọn vẹn giá trị thuần Việt trong sản phẩm.
Minh Mạng Thang, bí quyết bồi bổ sinh lực của vị vua đào hoa dưới triều Nguyễn làm nên hương vị Rượu Sơn Tinh Minh Mạng. Truyền thuyết kể rằng ông có đến 142 người con. Nguyên liệu gồm 35 vị thuốc được tuyển chọn kỹ càng, trải qua quá trình chưng cất, ngâm ủ để cho ra đời chai rượu Việt thượng hạng.
Hoa quả trong Rượu Sơn Tinh cũng có những câu chuyện riêng. Markus tìm thấy mận đỏ, mơ vàng trên vùng đất miền núi phía Bắc. Mấy loại quả này có vị chua, thơm dịu, thường được người dân mang về ngâm ủ trong những ngày Đông dài.
Táo mèo là loại quả mang ý nghĩa đặc biệt hơn cả. Táo mèo mọc trên cây hoang dại, rất phổ biến với đồng bào dân tộc H’mong ở Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang. Hình thức và hương vị giống quả táo nhưng lại cùng họ với cây hoa hồng.Táo mèo thường được ngâm rượu và người ta cho rằng thức uống này rất tốt cho tiêu hóa.
Văn hóa Việt trong ly rượu chính là sự kết hợp của công nghệ chưng cất truyền thống với nguyên liệu là hoa quả, thảo mộc, những đặc sản địa phương, mà cốt lõi nhất chính là hạt gạo nếp từ Đồng bằng Châu thổ sông Hồng. Chỉ có khi chắt lọc hết những tinh hoa này, Rượu Sơn Tinh mới có thể tự hào danh xưng rượu thuần Việt.