Ẵm trên tay hàng loạt các giải thưởng danh giá tại nhiều cuộc thi rượu quốc tế, Rượu Sơn Tinh đã khẳng định được vị thế “Rượu Việt Nam đẳng cấp quốc tế đầu tiên”.  Với những rượu mận, rượu táo mèo, rượu mơ vàng, rượu nếp Phú Lộc, rượu chanh leo… bạn có bao giờ tự hỏi 12 vị rượu Sơn Tinh – tinh hoa rượu Việt ấy có nguồn gốc từ những miền đất nào tại Việt Nam? Và điều gì làm Sơn Tinh mang được hồn Việt đong đầy vẹn nguyên trong từng ly rượu của bạn?

10 vùng đất tuyệt vời “chưng cất” trong Rượu Sơn Tinh

 
Đó chính là câu chuyện hôm nay chúng tôi muốn kể! Cuộc hành trình đi tìm những nguyên liệu đặc biệt để làm ra những chai rượu tinh tuý nhất Việt Nam. Đó là những chuyến khám phá lớn, hết sức công phu, tận tâm và thú vị về khí hậu, địa hình, đặc điểm thổ nhưỡng của từng địa phương để mang cả “vùng đất đó” cất vào trong những chai rượu truyền thống Việt Nam.
Đầu tiên, hãy cùng lần theo dấu vết những hương vị chua, chát, đắng, ngọt, cay, không nơi nào trên thế giới sánh được trong từng chai rượu Sơn Tinh.
 

 

vùng đất Việt trong rượu Sơn Tinh 

Cùng lên Tây Bắc, đi Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang hái Táo mèo

 

Táo mèo chính là thức quả phổ biến nhất được người Việt dùng khi ngâm rượu vì hương vị độc đáo và công dụng của nó với sức khoẻ. Quả là một thiếu sót không thể bù đắp nếu thức quả này không có mặt trong các vị rượu của Sơn Tinh.
Táo mèo ngâm trong rượu Sơn Tinh được thu hoạch, chọn lọc từ chính những mẻ táo ngon nhất ở 3 tỉnh Tây Bắc là Yên Bái, Lào Cai, và Tuyên Quang.
Nơi đây có cảnh quan ngoạn mục, quanh năm nhiệt độ trung bình không quá 20 độ C. Ở độ cao không dưới 1500m, với lượng mưa dồi dào bậc nhất Việt Nam, và địa hình lắm khi hiểm trở, việc thu hoạch táo phụ thuộc hầu hết vào người Mèo, vua của những ngọn núi. Những cánh rừng táo mèo hoa trắng nở rộ vào chính mùa, và đến khoảng tháng 7, tháng 8 hoặc tháng 9 -10, táo mèo mang trong mình vị hơi chua, ngọt, chát cân bằng.
 

 

Cùng sang Lào Cai, Điện Biên, Sơn La thu hoạch Mận đỏ

Mận chín đỏ là thức quả thường được dùng nhiều và phổ biến nhất chỉ sau táo mèo khi ngâm rượu. Mận trong rượu Sơn Tinh có gốc gác từ Tây Bắc, tại chính đất mận Lào Cai, Điện Biên, Sơn La.
Hoa mận mọc thành chùm, cây mận mọc thành rừng, trong điều kiện khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ ban ngày, ban đêm có sự chênh lệch lớn, tạo ra vị chua, ngọt và mùi thơm đặc biệt.
Cảnh tượng mận chín đỏ trĩu cảnh trên những cánh rừng ấn tượng như đôi gò má hồng rực hây hây của các em gái dân tộc thiểu số khoẻ khoắn bước đi dưới vách núi cheo leo, còn bên kia là ruộng bậc thang vàng ruộm.

 

Cùng về Đông Bắc, tìm Mơ vàng ở Bắc Kạn

 
Mơ nằm trong top 3 những loại quả được ngâm phổ biến chỉ sau táo mèo và mận. Cách thủ đô Hà Nội 160km, Bắc Kạn là một tỉnh miền núi cao, địa hình chi phối bởi những dãy núi cánh cung lồi về phía Đông, bao gồm những “nếp lồi” và “nếp lõm” xen kẽ nhau.
Khí hậu Bắc Kạn phân hoá rõ rệt thành mùa mưa và mùa khô, ngoài ra, vùng đất này chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu lục địa châu Á, thời tiết lạnh về mùa đông, đồng thời hạn chế ảnh hưởng mưa bão về mùa hạ.
Do khí hậu và vị trí địa lý đặc thù, nhắc đến mơ vàng là nhắc tới Bắc Kạn. Hầu hết nhà nào ở Bắc Kạn cũng trồng một vườn mơ trong nhà. Đến vụ, mơ nhuộm vàng cả sườn núi, cả trong mỗi căn nhà, dậy cả sắc dậy cả vị. Bạn có thấy vị Bắc Kạn thấm đẫm trong từng chai Rượu Sơn Tinh Mơ Vàng?

 

Đi thật xa để trở về Đà Lạt, đất cao nguyên Chanh leo

 
Trái ngược với những loại quả ưa núi cao, hiểm trở, chanh leo là loại quả mang trong mình vị đặc sắc chua gắt, ngọt gắt, thơm cũng gắt, rõ ràng tính nhiệt đới, mọc lên tại vùng đất cao nguyên Lâm Viên, mang theo hơi thở mát mẻ quanh năm của rẻo đất này.
Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi, Đà Lạt có điều kiện để phát triển nhiều loại cây, và chanh leo ở Đà Lạt là ngon nhất.
 

 

Tới Hải Dương tìm Nếp Phú Lộc

 
Nằm ở Đồng Bằng Sông Hồng – vựa lúa lớn nhất Miền Bắc với lịch sử hình thành và bồi đắp phù sa hàng nghìn năm, và nhờ khí hậu hết sức thuận lợi mà Phú Lộc (Cẩm Vũ, Cẩm Giàng, Hải Dương) từ lâu đã được biết đến như quê hương của nghề nấu rượu.
Nếp Phú Lộc cũng vì thế là loại nếp ngon vang danh khắp châu thổ Sông Hồng. Vào thời kỳ giặc phương Bắc xâm lược, dân làng Phú Lộc chọn nghề nấu rượu làm một nguồn sống bên cạnh nghề nông. Đến Thời Nguyễn, cả làng được phép nấu rượu và rượu Phú Lộc đã nổi tiếng từ thời Thiệu Trị, Tự Đức ra tới Hải Phòng.
Nếp Phú Lộc là đặc sản mang hơi thở ngàn năm, là tinh tuý rượu nền trong mỗi chai Rượu Sơn Tinh.
 

 

Vào Thành cổ Huế tìm xuân dược quý

 
Minh Mạng thang được coi là bài thuốc tối mật chỉ ngự y trong thái y viện mới được tiếp xúc và bốc riêng cho vua Minh Mạng để vị vua này duy trì sinh lực và ra đời được tổng cộng 142 công chúa, hoàng tử.
Hơn 19 vị thảo dược quý hiếm chỉ có thể tìm thấy ở đất cố đô Huế, được ngâm ủ trong rượu Sơn Tinh, thư thái và hoài cổ!
 

 

Lên Sa Pa tìm 30 vị dược thảo

 
Mỗi chai rượu Sa Pa đều được ngâm từ hơn 30 loại cây cỏ quý hiếm, là công trình thai nghén nhiều năm của một vị lương y cao tuổi.
Từng hơi rượu đượm cả sự hùng vĩ của núi rừng Hoàng Liên Sơn sẽ để lại ấn tượng khó quên trong trong tâm khảm bạn.
 

 

Mỹ Tửu

 
Sơn Tinh Mỹ Tửu là kết quả, đúng hơn là tham vọng của việc đóng gói vẻ đẹp của những vùng rừng núi Việt Nam vào chai rượu. Chỉ một ngụm Mỹ Tửu nhỏ, vẻ đẹp của những khu rừng khắp Việt Nam với mùi quả chín, mùi của đất ẩm, của các tán cây khô sẽ hiện ra trước mắt.
 
   
   
Văn hóa Việt Nam
NGHệ THUậT đươNG đạI TọA LạC TạI KHU “BãI RáC PHúC TâN”
Tinh thần Sơn Tinh
GIáM đốC SáNG TạO NGUYễN QUốC HOàNG ANH, NGườI GIữ LửA VăN HóA TRêN CUNG đườNG
Văn hóa Việt Nam
Vì SAO NGườI VIệT LạI UốNG RượU?
Văn hóa Việt Nam
NGHệ THUậT đươNG đạI TọA LạC TạI KHU “BãI RáC PHúC TâN”
Tinh thần Sơn Tinh
Giám đốc sáng tạo Nguyễn Quốc Hoàng Anh, người giữ lửa văn hóa trên cung đường
Văn hóa Việt Nam
Vì Sao Người Việt Lại Uống Rượu?